Bộ môn Khoa học và Công nghệ Địa chất

Chủ nhiệm Bộ môn

PGS. TS. Hoàng Thị Minh Thảo

Cán bộ

PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Thuyết

PGS.TS. Nguyễn Thuỳ Dương

TS. Bùi Văn Đông

Bộ môn Khoa học và Công nghệ Địa chất được thành lập trên cơ sở 2 bộ môn Địa hóa và Địa chất lịch sử theo định hướng phát triển của Khoa và nhà trường từ năm 2018.

1. Tầm nhìn 

Trở thành đơn vị đào tạo và nghiên cứu chất lượng cao, đạt chuẩn mực quốc tế về Khoa học và Công nghệ Địa chất, đặc biệt là các lĩnh vực: Đá quý và ứng dụng, khoáng chất công nghiệp, đánh giá chất lượng khoáng sản, cấu trúc địa chất, nguồn gốc đá quý, đánh giá giá trị tài nguyên địa chất, tai biến địa chất.

2. Chiến lược phát triển

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cả trong giảng dạy và nghiên cứu; chú trọng xây dựng và phát triển nguồn lực cán bộ; phát huy và củng cố nguồn lực thiết bị nghiên cứu hiện đại; xây dựng và thắt chặt hợp tác trong nước và quốc tế. Mở rộng hướng tới đào tạo và nghiên cứu theo xu thế phát triển của thế giới cũng như theo nhu cầu của xã hội. 

3. Mục tiêu

3.1.       Mục tiêu dài hạn

Trở thành đơn vị đào tạo và nghiên cứu chất lượng cao, đạt chuẩn mực quốc tế và có uy tín cao trong nước về Khoa học và Công nghệ Địa chất. Về đào tạo, chương trình đào tạo ngành địa chất với các chuyên ngành như Đá quý và ứng dụng, Khoáng chất công nghiệp đạt chất lượng kiểm định quốc gia và quốc tế, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của xã hội cả về trình độ lý thuyết và thực hành. Về nghiên cứu khoa học, các nghiên cứu hàn lâm và ứng dụng đều được chú trọng phát triển, có sản phẩm định lượng, được cộng đồng khoa học trong nước và quốc tế ghi nhận.  

3.2.    Mục tiêu ngắn hạn

Thực hiện tốt nhiệm vụ và không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo ngành địa chất dựa trên các nguồn lực sẵn có, đặc biệt là đội ngũ giảng viên trình độ cao, giàu kinh nghiệm. Xây dựng và cải tiến chương trình đào tạo nhằm cung cấp tốt hơn cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng cao và phù hợp với xu thế phát triển. Phối hợp thực hiện tốt các chương trình đào tạo ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường, và Kỹ thuật Địa chất do Khoa Địa chất quản lý.

Thực hiện tốt và hiệu quả các nghiên cứu khoa học về Đá quý và ứng dụng, khoáng chất công nghiệp, đánh giá chất lượng khoáng sản, cấu trúc địa chất, nguồn gốc đá quý, đánh giá giá trị tài nguyên địa chất, tai biến địa chất.       

4. Nhiệm vụ trọng tâm

4.1.       Đào tạo

Tiếp tục thực hiện chương trình đào tạo đại học ngành Địa chất đáp ứng tiêu chuẩn của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN); các chương trình đào tạo sau đại học ngành Địa chất với chất lượng cao. Tăng thời lượng thực hành, thực tế; kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học; tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế là các giải pháp trọng tâm được thực hiện nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Hướng đào tạo chuyên ngành Đá quý và ứng dụng, Nguyên liệu khoáng sẽ được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội và phát huy được tiềm lực của Bộ môn. 

4.2.    Nghiên cứu khoa học, chuyển giao tri thức

Đẩy mạnh nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng, củng cố một số hướng nghiên cứu chuyên sâu về Khoa học và Công nghệ Địa chất có uy tín trong nước và quốc tế. Phát triển một số hướng nghiên cứu có tính ứng dụng và nhu cầu xã hội cao về Đá quý (ruby, saphia, spinel, tourmalin, peridot,…), Khoáng chất công nghiệp (sét bentonit, kaolin, graphit,…), đánh giá giá trị tài nguyên địa chất (di sản địa chất vùng Tây Nguyên,…), tai biến địa chất (phóng xạ radon,…). 

4.3.    Hợp tác phát triển

Đẩy mạnh hợp tác phát triển với các đối tác trong nước và quốc tế trong đào tạo, nghiên cứu khoa học dưới các hình thức hợp tác nghiên cứu khoa học, thực hiện đề tài; học tập trao đổi; tổ chức hội nghị, hội thảo. Thắt chặt hợp tác với các đối tác nước ngoài đã được tạo dựng tại ĐHTH Greifswald, ĐHKT Darmstadt, ĐHTH Maiz (CHLB Đức); ĐHTH Illinois Urbana-Champaign, ĐHTH Indiana (Hoa Kỳ); ĐHTH Chulalongkorn (Thái Lan); ĐHKT Lulea (Thụy Điển);… Xây dựng hợp tác phát triển với các đối tác mới tiềm năng.

  • Website cựu sinh viên