Bộ môn Bản đồ - Viễn thám

Trưởng bộ môn: PGS. TS. Đinh Bảo Hoa

Bản đồ học là một ngành khoa học kỹ thuật thuộc Khối các Khoa học Trái đất. Nó nghiên cứu các phương pháp xây dựng và sử dụng các loại bản đồ làm cơ sở khoa học về mô hình không gian để nhận thức trong địa lý, địa chất, khoa học về hành tinh và trong nhiều ngành khoa học khác về Trái đất và xã hội. Tuy nhiên, do thiếu nguồn nhân lực, nên mãi tới năm 1980 Bộ môn “Bản Đồ” thuộc Khoa Địa lý - Địa chất Trường ĐHTH HN mới được thành lập. Trước đó, nhóm cán bộ giảng dạy về bản đồ và trắc địa được xếp chung với Bộ môn Địa mạo trong một bộ môn ghép gọi là Bộ môn Địa mạo - Bản đồ.

Trong những năm 90, khoa học viễn thám phát triển mạnh mẽ trong và ngoài nước. Để đáp ứng nhu cầu khoa học và thực tiễn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, đồng thời hoà nhập với các nước phát triển trên thế giới, năm 1992 Bộ môn Bản đồ được tăng cường thêm một số cán bộ chuyên môn tương ứng và được đổi tên thành Bộ môn Bản đồ - Viễn thám, đi đôi với nó, chương trình đào tạo chuyên ngành Bản đồ - Viễn thám cũng được bổ sung các môn học thuộc lĩnh vực Viễn thám và Hệ thông tin địa lý.

Chức năng nhiệm vụ của bộ môn:

- Đào tạo đại học và sau đại học ngành Địa lý, Địa chính, chuyên ngành Bản đồ - Viễn thám và Hệ thông tin địa lý, các hợp đồng khoa học kỹ thuật phục vụ yêu cầu của các địa phương và các ngành.

- Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học trên cả 2 lĩnh vực Địa lý và Địa chính các cấp và các dự án hợp tác quốc tế

- Đào tạo nâng cao về công nghệ bản đồ, viễn thám và hệ thông tin địa lý theo các nhu cầu.

Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ:

Để thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ trên, Bộ môn luôn quan tâm đến việc phát triển đội ngũ cán bộ cả về chất lượng lẫn số lượng, luôn tạo điều kiện cho cán bộ được nâng cao trình độ chuyên môn. Hầu hết cán bộ của Bộ môn đều được tham gia các khoá đào tạo ngắn hạn hoặc dài hạn về chuyên môn ở trong và ngoài nước. Sau 25 năm hoạt động, từ lực lượng ban đầu chỉ có 4 cán bộ giảng dạy là những cử nhân và kỹ sư, ngày nay Bộ môn đã có 3 Phó giáo sư (PGS.TS Nhữ Thị Xuân, PGS.TS Nguyễn Ngọc Thạch và PGS.TS Phạm Văn Cự), 4 tiến sĩ (TS Nguyễn Đình Minh, TS Đinh Thị Bảo Hoa, TS Vũ Kim Chi và TS Bùi Quang Thành).

Các cán bộ của Bộ môn kể từ khi thành lập đến nay:

1. GVC Hoàng Phương Nga - Người sáng lập ra Bộ môn, Chủ nhiệm Bộ môn từ 1982 đến 1990, công tác tại Bộ môn từ năm 1982 đến năm 1998.

2. GVC Nguyễn Thế Phương - Chủ nhiệm Bộ môn từ 1990 đến 1992, công tác tại Bộ môn từ năm 1982 đến năm 1992 (năm 1992 chuyển sang làm Giám đốc Trung tâm phát triển công nghệ đo vẽ bản đồ thuộc Tổng cục Địa chính nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường).

3. PGS.TS Trần Đức Thanh. Công tác tại Bộ môn từ 1982 đến 1995.

4. PGS.TS Nhữ Thị Xuân. Công tác tại Bộ môn từ 1982, Chủ nhiệm Bộ môn từ năm 2000 đến nay.

5. KTV Nguyễn Thị Tám. Công tác tại Bộ môn từ năm 1982 đến 1995.

6. PGS.TSKH Phan Văn Quýnh. Công tác tại Bộ môn và là Chủ nhiệm Bộ môn từ 1992 đến 2000.

7. TS Đinh Thị Bảo Hoa. Công tác tại Bộ môn từ năm 1991 đến nay. Hiện nay là Phó chủ nhiệm Bộ môn.

8. TS Nguyễn Đình Minh. Công tác tại Bộ môn từ năm 1997 đến nay.

9. ThS Nguyễn Thị Thanh Hải. Công tác tại Bộ môn từ 1998 đến nay.

10. CN Nguyễn Văn Pha. Công tác tại Bộ môn từ 1999 đến nay.

11. PGS.TS Nguyễn Ngọc Thạch. Công tác tại Bộ môn từ 1999 đến nay.

12. TS Vũ Kim Chi. Là sinh viên của Bộ môn khoá 37. Công tác tại Bộ môn từ 2000 đến nay.

13. TS Bùi Quang Thành. Là sinh viên của Bộ môn khoá 43. Công tác tại Bộ môn từ 2003 đến nay.

14. PGS.TS Phạm Văn Cự. Công tác tại Bộ môn từ 2005 đến nay.

   Tất cả các cán bộ của Bộ môn Bản đồ - Viễn thám luôn tích cực tham gia công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Đào tạo đại học

Ngay từ khoá đầu (năm 1980), ngoài việc đảm bảo giảng dạy các môn học cơ sở về trắc địa, bản đồ, sau này thêm các môn viễn thám và hệ thông tin địa lý cho các chuyên ngành khác trong khoa và trong trường, Bộ môn đã đào tạo nhiều sinh viên chuyên ngành Bản đồ - Viễn thám. Bình quân mỗi năm đào tạo khoảng trên 10 sinh viên chuyên ngành Bản đồ - Viễn thám. 

Đào tạo sau đại học:

Năm 2004, Bộ môn bắt đầu đào tạo cao học chuyên ngành Bản đồ - Viễn thám và Hệ thông tin địa lý với mã số: 60.44.76. Tham gia đào tạo sau đại học theo chương trình hợp tác quốc tế với Đức, Pháp và Canađa.

Các cơ quan gửi cán bộ sang đào tạo sau đại học: Cục đo đạc - bản đồ, Bộ Quốc phòng; Bộ tài nguyên và Môi trường; Trường Đại học Quy Nhơn; Viện Địa lý; Sở tài nguyên môi trường và nhà đất các tỉnh,...

Công tác biên soạn, biên dịch giáo trình và bài giảng:

Bộ môn Bản đồ - Viễn thám là một trong những Bộ môn tích cực tham gia công tác biên soạn và biên dịch giáo trình.  

Biên soạn:

1. Nguyễn Ngọc Thạch và nnk. Viễn thám trong nghiên cứu tài nguyên môi trường. Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội 1997.

2. Nguyễn Ngọc Thạch, Lê Huỳnh và nnk. Địa lý tỉnh Hoà Bình. Nxb Sở giáo dục tỉnh Hoà Bình, 1994.

3. Nguyễn Ngọc Thạch. Cơ sở viễn thám. Nxb Nông Nghiệp, 2006.

4. Phạm Văn Cự và nnk. Atlas thông tin địa lý thành phố Hà Nội. Nxb Nông Nghiệp, 2002.

5. Phạm Văn Cự và nnk. Đổi mới nông thôn miền núi Việt Nam. Nxb Nông Nghiệp, 2002.

6. Phạm Văn Cự và nnk. Viễn thám và môi trường trong không gian Pháp ngữ. Nxb OUF, 1996

7. Nhữ Thị Xuân. Bản đồ địa hình. Nxb ĐH QGHN, 2003.

8. Hoàng Phương Nga và nnk. Giải đoán và điều vẽ ảnh hàng không. Nxb ĐH QGHN, 2005.

Ngoài hệ thống giáo trình biên soạn, các cán bộ của Bộ môn đã rất tích cực biên dịch giáo trình. Các môn học mà Bộ môn đảm nhiệm đều có bài giảng in máy vi tính, cấp ĐH KHTN, lưu tại thư viện khoa giúp cho sinh viên và học viên có tài liệu học tập.

Nghiên cứu khoa học

Để nâng cao chất lượng đào tạo đại học, sau đại học, các cán bộ trong Bộ môn luôn tự nâng cao trình độ chuyên môn của mình thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học, tham gia các đề tài phục vụ sản xuất, hợp tác quốc tế, xêmina khoa học trong và ngoài nước. 

Thời gian qua các cán bộ của Bộ môn đã chủ trì và tham gia rất nhiều đề tài thuộc các cấp khác nhau.

Đã chủ trì và nghiệm thu các đề tài cấp Nhà nước:

1. Nguyễn Ngọc Thạch. Chủ trì. ứng dụng viễn thám nghiên cứu đặc điểm các dạng địa hình dải ven biển từ Quảng Ninh đến Hải Phòng. Đề tài nghiên cứu cơ bản 2000 - 2003.

2. Nguyễn Ngọc Thạch. Chủ trì. ứng dụng viễn thám - GIS nghiên cứu ảnh hưởng của mặt đệm tới lũ quét khu vực sông vừa và nhỏ. Đề tài nghiên cứu cơ bản 2003 - 2005.

3. Nguyễn Ngọc Thạch, Phó chủ nhiệm. áp dụng viễn thám thành lập bản đồ địa chất thuỷ văn tỉ lệ nhỏ và trung bình khu vực Tây Nguyên, 1986 - 1990.

4. Nguyễn Ngọc Thạch. Chủ trì. Đề tài nhánh cấp Nhà nước: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Sông Cầu tỉnh Phú Khánh giai đoạn 1985 - 2010, 1986 - 1988.

5. Nguyễn Ngọc Thạch. Phó chủ nhiệm. Đề án nghiên cứu quản lý tổng hợp đới ven biển. Hợp tác Australia - Việt Nam.

6. Nguyễn Ngọc Thạch. Chủ trì, Đề tài nhánh: Tài nguyên địa chất, quản lý đới bờ, thuộc Đề án “Nghiên cứu quản lý tài nguyên và môi trường Malaysia - NAREM” (1996-1999).

7. Phạm Văn Cự. Chủ trì dự án hợp tác giữa Viện Địa chất, Viện khoa học công nghệ Việt Nam và Đại học Sherbrook Canada. Hệ thông tin môi trường đồng bằng sông Hồng SIE - Delta, 1993 - 1997.

8. Phạm Văn Cự. Chủ trì đề án hợp tác. Atlas đô thị ven đô Hà Nội, 1993 -1999.

9. Nhữ Thị Xuân. Chủ trì. Nghiên cứu đánh giá tổng hợp điều kiện địa lý phục vụ định hướng sử dụng hợp lý đất đai và bảo vệ tài nguyên môi trường vùng ven đô Hà Nội trên cơ sở ứng dụng viễn thám và hệ thông tin địa lý. Đề tài nghiên cứu cơ bản. Mã số 745203 HN. 2002 - 2004.

10. Nhữ Thị Xuân. Chủ trì. Xác lập cơ sở khoa học đề xuất định hướng sử dụng đất với sự trợ giúp của Hệ thống thông tin địa lý (lấy ví dụ tỉnh Thái Bình). Đề tài nghiên cứu cơ bản. Mã số 701906. 2006 - 2009.

Chủ trì các đề tài cấp bộ, tỉnh, Đại học quốc gia: 25 đề tài.

Tham gia nhiều đề tài các cấp cũng như các dự án hợp tác quốc tế.

Tham gia báo cáo khoa học tại nhiều Hội nghị khoa học trong và ngoài nước.

Mỗi cán bộ giảng dạy trong Bộ môn đều thành thạo ít nhất một ngoại ngữ được sử dụng trong hợp tác quốc tế về đào tạo hoặc nghiên cứu khoa học.

Tổng số các công trình đã đăng trên các tạp chí và kỷ yếu: trên 100 công trình.

Khen thưởng:

Các cán bộ của Bộ môn đã được cấp bằng khen, giấy khen ở các cấp khác nhau:

- 01 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ;

- 02 Bằng khen cấp ĐHQG;

- 01 Huy chương “Vì sự nghiệp khoa học và công nghệ”;

- 01 Huy chương “Vì sự nghiệp các hội khoa học và kĩ thuật”;

- 03 Bằng khen cấp ĐHQG “Mẹ lao động giỏi, con học giỏi”;

- 03 Bằng khen ĐHQG “Phụ nữ giỏi việc trường, đảm việc nhà”;

Tập thể cán bộ Bộ môn Bản đồ - Viễn thám là một tập thể đoàn kết, không ngừng phát triển cả về chất lượng và số lượng.

  • Website cựu sinh viên