Các đề tài dự án

Các thành viên thuộc bộ môn hiện đang chủ trì và tham gia đề tài nghiên cứu khoa học cơ bản và ứng dụng trong khuôn khổ chương trình nghiên cứu khoa học của Đại học Quốc gia Hà Nội cũng như các cơ quan của chính phủ (Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Khoa học và Công Nghệ,...) về các lĩnh vực: Địa lý kinh tế - xã hội, Địa lý nhân văn, Du lịch và Du lịch sinh thái,...Hiện nay, các thành viên của bộ môn đều đã và đang chủ trì, tham gia đề tài nghiên cứu khoa học các cấp (chỉ tính riêng năm 2009-2010, cán bộ thuộc bộ môn đang chủ trì 01 đề tài trọng điểm, 01 nhiệm vụ bảo vệ môi trường, 01 đề tài đặc biệt và 03 đề tài cấp đại học quốc gia).

 

Hiện nay, cán bộ thuộc bộ môn đang chủ trì và tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học ứng dụng địa lý nhân văn phục vụ nhu cầu phát triển của các địa phương và các ngành. Có thể kể đến một số đề tài tiêu biểu: 1) Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh đến 2020; 2) Quy hoạch bảo vệ thị xã Uông Bí; 3) Quản lý tổng hợp đới bờ các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế; 4)Nghiên cứu sự biến đổi nông thôn đồng bằng sông Hồng trong quá trình đổi mới đất nước;...

 

Về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học: Bộ môn có quan hệ chặt chẽ và hiệu quả với một số trường đại học thuộc Canada, Nhật Bản. Đặc biệt, bộ môn đang tham gia chương trình COE (Center Of Exellent) ký kết giữa Trường Đại học tổng hợp Kansai, Nhật Bản và Trường Đại học Khoa học Tự nhiên về lĩnh vực: Địa lý lịch sử. Hàng năm, bộ môn có cơ hội cử đi đào tạo đội ngũ cán bộ kế cận (ở bậc tiến sỹ) theo dự án này. Năm 2008, bộ môn đã cử 01 cán bộ tham gia chương trình đào tạo tiến sỹ theo dự án. Trong những năm tiếp theo, bộ môn đã xây dựng kế hoạch để tiếp tục đào tạo đội ngũ cán bộ kế cận theo hướng địa lý nhân văn trong khuôn khổ dự án này. Có thể nói, đây là cơ hội rất tốt giúp nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ giảng dạy đặc biệt là cán bộ trẻ của bộ môn. Đáp ứng được yêu cầu đào tạo ở trình độ thạc sỹ và tiến sĩ của Bộ môn.

 

Giai đoạn 2006-2010, bộ môn tham gia dự án ChatSEA (Challenges Agrian Transion in Southeast Asia) do Canada tài trợ. Trong dự án này, bộ môn đảm nhận phần nghiên cứu về địa lý nhân văn và những tác động của phát triển kinh tế - xã hội tới cộng đồng dân cư địa phương trên địa bàn lãnh thổ nghiên cứu.

  • Website cựu sinh viên