Bộ môn Sinh thái Cảnh quan và Môi trường

Trưởng Bộ môn: GS.TS Nguyễn Cao Huần

 

1. Năm thành lập

Năm 1966 - Bộ môn “Địa lý - Địa mạo”; năm 1975 - Bộ môn “Địa lý Tự nhiên Tổng hợp”; năm 1982 - Bộ môn “Quy hoạch lãnh thổ và quản lý môi trường”; năm 1986 - Bộ môn “Sinh thái cảnh quan và Môi trường”.

2. Nhân lực

Đến năm 1975, khi tách ra thành bộ môn độc lập, Bộ môn có 10 thành viên, trong đó có 2 Phó tiến sỹ, 6 cử nhân, 2 kỹ thuật viên. Những năm sau đó nguồn nhân lực của Bộ môn phát triển mạnh, nhưng đã phải san sẻ một phần đáng kể cho việc tăng cường cán bộ nòng cốt cho Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Tổng hợp Huế, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, cho xây dựng Bộ môn Địa nhân văn và Kinh tế sinh thái, cho Khối phòng ban và 01 cán bộ đã nghỉ hưu, nên hiện nay (2009) Bộ môn chỉ còn 10 cán bộ (04 cán bộ kiêm nhiệm), trong đó có 2 GS, 2 PGS, 1 TSKH, 4 TS, 1 GVC, 2 ThS, 1 HVCH và 01 CN.   

3. Một số thông tin chung

- Bộ môn Sinh thái cảnh quan và Môi trường (từ năm 1986 đến nay) là đơn vị tiếp nối và kế thừa truyền thống của Bộ môn Địa lý - Địa mạo, Bộ môn Quy hoạch lãnh thổ và Quản lý môi trường Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội trước đây, nay là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

- Quá trình xây dựng và trưởng thành của Bộ môn gắn liền với tiến trình phát triển của ngành Địa lý thuộc hệ thống các Khoa học Trái đất trong Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Bộ môn là một đơn vị hàng đầu quốc gia về nghiên cứu lý luận và ứng dụng thực tế trong các lĩnh vực Khoa học cảnh quan, Sinh thái cảnh quan, Địa lý tài nguyên và môi trường.

- Ngay từ năm 1972, Bộ môn đã khởi xướng và liên tục đào tạo ở bậc đại học và sau đại học các chuyên ngành về Địa lý môi trường; Sử dụng hợp lý, bảo vệ và tái tạo tài nguyên thiên nhiên.

- Địa bàn nghiên cứu của Bộ môn đã trải khắp nhiều vùng lãnh thổ và lãnh hải của đất nước. Bộ môn Sinh thái cảnh quan và Môi trường đã chủ trì và tham gia thực hiện thành công nhiều đề tài khoa học cấp Quốc gia, các dự án hợp tác quốc tế, nhiều đề tài cấp Bộ, cấp Đại học quốc gia và cấp Trường.

- Tiếp thu và phát triển lý luận của địa lý học hiện đại và ứng dụng trong điều kiện đất nước Việt Nam nhiệt đới gió mùa, Bộ môn đã trở thành một trong những đơn vị tiên phong trong phong trào gắn khoa học với sản xuất, trong việc xây dựng mô hình liên kết đào tạo với nghiên cứu khoa học, giữa trường Đại học với Viện nghiên cứu và các doanh nghiệp.

- Trong thời kỳ Đổi mới, Bộ môn đưa ra các mục tiêu đào tạo và nghiên cứu tiếp cận với thực tiễn sản xuất, giúp đào tạo thiết thực, có chất lượng, học đi đôi với hành, đưa kiến thức khoa học phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.

- Các hướng hiện đại được đưa vào đào tạo và nghiên cứu như điều tra tổng hợp lãnh thổ, đánh giá tiềm năng tài nguyên, quy hoạch, tổ chức sản xuất hợp với quy luật sinh thái theo vùng địa lý, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và nhân văn. Kết quả theo hướng này, trong 10 năm gần đây (từ năm 1996 đến nay), nhiều chuyên gia có trình độ cao được Bộ môn đào tạo theo các hướng chuyên ngành của địa lý học, đang làm việc tại nhiều cơ quan có uy tín trong nước và quốc tế.

- Hợp tác quốc tế trong đào tạo và nghiên cứu khoa học là một thế mạnh của Bộ môn. Hiện nay, Bộ môn đã đặt quan hệ hợp tác với nhiều trường đại học tổng hợp và các viện nghiên cứu trên thế giới.

- Là một Bộ môn đào tạo và nghiên cứu mang tính tổng hợp, các hướng nghiên cứu của Bộ môn cũng rất đa dạng, cả truyền thống và hiện đại, tiếp cận với sự phát triển của địa lý học hiện đại trên thế giới và giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra ở Việt Nam.

4. Công tác đào tạo

+ Đào tạo đại học

- Đã tham gia đào tạo 1182 cử nhân khoa học Địa lý và 460 cử nhân khoa học Địa chính.

- Từ năm 1996 đến nay, Bộ môn đã đào tạo được 293 cử nhân khoa học chuyên ngành, trong đó có 173 cử nhân đào tạo tại Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

- Tham gia đào tạo 16 cử nhân thuộc Khối Đào tạo Cử nhân Khoa học tài năng, ngành Địa lý với 100% cử nhân thuộc khối này được chuyển tiếp lên Bậc đào tạo sau Đại học.

- Hướng dẫn nhiều sinh viên nghiên cứu khoa học, nhiều học sinh đạt giải cao trong các hội nghị khoa học. Từ năm 1996 đến nay, Bộ môn luôn có sinh viên đạt giải nhất trong các hội nghị khoa học của sinh viên ngành Địa lý - Địa chính, của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, nhiều em đạt giải cấp Đại học Quốc gia, có ba sinh viên đạt giải VIFOTEC về nghiên cứu khoa học, công nghệ.

* Đào tạo sau đại học

- Đào tạo sau đại học (Thạc sĩ và Tiến sỹ) chuyên ngành Địa lý tự nhiên và Bảo vệ, sử dụng hợp lý và tái tạo tài nguyên thiên nhiên (mã 10714), nay là chuyên ngành Sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường.

- Bồi dưỡng đào tạo cho Bộ môn và ngoài Bộ môn 25 Tiến sỹ.

- Bồi dưỡng nâng cao trình độ cho 7 cán bộ giảng dạy ở Trường Đại học Huế, 3 cán bộ Trường Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh, đảm nhận dạy một số chuyên ngành: Cơ sở sinh thái, Địa lý kinh tế - xã hội, Môi trường, Sinh thái cảnh quan,...

- Hiện nay Bộ môn đang đào tạo 6 NCS và 14 học viên cao học

5. Công tác nghiên cứu khoa học

Bộ môn luôn chủ trương nghiên cứu khoa học nhằm đạt được 2 mục tiêu: 1) Làm cho nội dung đào tạo tiếp cận với thực tiễn sản xuất, thiết thực, có chất lượng, theo phương châm học đi đôi với hành; 2) Kiến thức tích luỹ tại nhà trường đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.

Nhờ thực hiện chủ trương này mà việc nghiên cứu khoa học của Bộ môn đạt được nhiều kết quả tốt đẹp. Bộ môn luôn là nòng cốt cho việc đề xuất, xây dựng nhiều đề tài nghiên cứu phục vụ sản xuất ở nhiều cấp, qui mô khác nhau trên quan điểm kinh tế - sinh thái - môi trường. Có thể nêu một vài ví dụ:

- Cấp toàn quốc: Cảnh quan Việt nam và hướng sử dụng cho tổ chức sản xuất, nghiên cứu, đề xuất các mô hình kinh tế - môi trường trên các vùng sinh thái điển hình.

- Cấp vùng lãnh thổ lớn: Chương trình cấp nhà nước: Duyên hải Trung bộ (từ Thanh Hoá đến Thuận Hải); Phân vùng tự nhiên Tây Nguyên trong chương trình cấp nhà nước. Nghiên cứu đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tài nguyên và môi trường phục vụ phát triển bền vững lãnh thổ huyện Mường Tè. Hiện nay đang chủ trì đề tài cấp Nhà nước mã số KC 09.08/06-10 giai đoạn 2006 - 2009.

- Cấp tỉnh: Đánh giá tổng hợp và qui hoạch tổng thể.

- Cấp vùng chuyên canh: Vùng chè, vùng cà phê, vùng cây công nghiệp nói chung.

- Cấp huyện: Qui hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Trên cơ sở đó, Bộ môn cũng là nòng cốt xây dựng đề tài và tập hợp chuyên gia liên ngành trong và ngoài trường giải quyết nhiều đề tài tổng hợp vùng, liên ngành. Qua đó, Bộ môn đã có một số đóng góp cho sự phát triển lý luận của khoa học Địa lý, phục vụ thiết thực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt là đối với địa bàn nông thôn, dân tộc và miền núi.

Cho đến nay, Bộ môn đã thực hiện 67 đề tài, trong đó có 24 đề tài cấp Nhà nước, 22 đề tài cấp Bộ và cấp Tỉnh, 4 đề tài cấp ĐHQG, 10 đề tài cấp Trường ĐH KHTN, 11 đề tài hợp tác Quốc tế (từ 1996 đến nay). Hầu hết các đề tài đã được Hội đồng nghiệm thu đánh giá loại xuất sắc.

6. Hoạt động hợp tác quốc tế

Hợp tác quốc tế là một thế mạnh của Bộ môn. Cho đến nay, Bộ môn đã và đang hợp tác nghiên cứu và đào tạo với nhiều trường đại học và viện nghiên cứu trên thế giới như: Đại học Sherbrook, Đại học York (Canada), các trường Đại học Phụ nữ Nara, Đại học Osaka, Đại học Kansai, Đại học Ritsumeikan, Đại học Otemon Gakuin, Đại học Tottori (Nhật Bản), Đại học Lômônôxôp (Liên bang Nga), Đại học Bocdeaux III (Pháp), Học viện Công nghệ châu á (AIT, Thái Lan), với một số trường đại học ở Mỹ theo dạng trao đổi học thuật và tu nghiệp.

7. Khen thưởng

Từ khi thành lập đến nay, Bộ môn Sinh thái Cảnh quan và Môi trường đã vinh dự được nhận nhiều Huân chương, Bằng khen, Giấy khen của các cấp khác nhau, trong đó có thể kể đến các mốc khen thưởng sau:

1. 1976: Bằng khen của UBND tỉnh Hà Giang cho đoàn nghiên cứu của Bộ môn và các thành viên khác với thành tích phục vụ quy hoạch vùng chè và quy hoạch tổng thể tỉnh.

2. 1984: Bằng khen kèm theo huy hiệu “Tuổi trẻ sáng tạo” do Trung ương Đoàn tặng vì đã tận tình và sáng tạo trong khi đem kiến thức phục vụ sản xuất, mà mốc cao nhất là năm 1982 - 1985 đã thực hiện công trình “Hệ sinh thái cà phê Đắk Lắk” - xác định hướng chiến lược phát triển lâu dài cho vùng chuyên canh cà phê của tỉnh Đắc Lắc mà đến nay vẫn có giá trị thực tiễn.

3. 1985: Bằng khen của UBND tỉnh Đắk Lắk mà Bộ môn Sinh thái Cảnh quan và Môi trường làm nòng cốt vì những đóng góp kết quả nghiên cứu cho sản xuất của tỉnh.

4. 1998: Bằng khen của Bộ giáo dục và Đào tạo.

5. 4 lần được công nhận là Tổ Lao động Xã hội Chủ nghĩa.

6. 2000, 2007, 2009: Bằng khen của Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. 2003: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

8. 2000 - 2005, 2007, 2008: Bộ môn Tiên tiến xuất sắc cấp Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

9. 2006: Huy chương vì Sự nghiệp Phát triển Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Từ năm 2000 đến nay: các cán bộ trong Bộ môn đã đạt được các thành tích:

- 100% cán bộ liên tục được công nhận là lao động tiên tiến.

- 01 cán bộ được tặng Huân chương Lao động Hạng Ba.

- 02 cán bộ được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

- 04 Huy chương vì Sự nghiệp Phát triển của Đại học Quốc gia Hà Nội.

- 05 Huy chương vì Sự nghiệp Giáo dục.

- 04 Huy chương vì Sự nghiệp Khoa học và Công nghệ.

- 02 Huy chương vì Sự nghiệp Phát triển Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

- 03 cán bộ được tặng Bằng khen cấp Đại học Quốc gia Hà Nội.

- 03 cán bộ được công nhận là Giảng viên dạy giỏi và Chiến sĩ thi đua cấp Đại học Quốc gia Hà Nội.

- 07 cán bộ được công nhận là giáo viên dạy giỏi và chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.

8. Lãnh đạo Bộ môn qua các thời kỳ

- Giai đoạn 1975-1980: PTS Hoàng Đức Triêm (Chủ nhiệm), GV Phạm Quang Anh (Phó chủ nhiệm).

- Giai đoạn 1980 - 1990: GVC Phạm Quang Anh (Chủ nhiệm), GV Nguyễn Cao Huần và GV Trương Quang Hải (Phó chủ nhiệm).

- Giai đoạn 1990 - 1991: PTS Nguyễn Văn Sơn (Chủ nhiệm), Th.S Trần Yêm (Phó chủ nhiệm).

- Giai đoạn 1992 - 1995: GVC Phạm Quang Anh (Chủ nhiệm), GV Trần Yêm (Phó chủ nhiệm).

- Giai đoạn 1996 - 2000: PGS.TS Nguyễn Cao Huần (Chủ nhiệm), GV Nguyễn Đình Vạn (Phó chủ nhiệm).

- Giai đoạn 2000 - 2004: PGS.TS Trương Quang Hải (Chủ nhiệm), GV Nguyễn Đình Vạn (Phó chủ nhiệm).

- Giai đoạn 2004 - 2009: PGS.TS Trương Quang Hải (Chủ nhiệm), TS Phạm Quang Tuấn (Phó chủ nhiệm).

- Giai đoạn 2009 - 2014: GS.TS Nguyễn Cao Huần (Chủ nhiệm)

9. Nhân sự

TT

Họ và tên

TT

Họ và tên

1.
Hoàng Đức Triêm: 1967-1980
16.

Phan Thị Lan (CBNC): 1974-1995

2.

V­ương T­ường Vân: 1967-1976

17.

Trần Ngọc Lan (CBNC): 1972-1995

3.

Lê Hư­ng Khởi: 1967 - 1976

18.

Phạm Thị Lan: 1981-1990

4.

Nguyễn Đức Huy: 1967 – 2000

19.

Tạ Mộng Hiền (CBNC): 1975-1984

5.

Nguyễn Chí Soạn: 1967 - 1975

20.
Trần Hoàng Yến (CBNC): 1980-nay
6.

Nguyễn Bá Linh: 1967 - 1982

21.

Nguyễn Văn Tuần: 1982 – 1996

7.

Phạm Quang Anh: 1972 - 2002

22.

Nguyễn Thị Nga

8.

Trần Yêm: 1972-1995

23.

Nguyễn Thanh Sơn

9.

Tạ Đình Chính: 1973-1982

24.

Nguyễn Quý Ph­ượng

10.

Đinh Văn Thanh: 1973-nay

25.

Nguyễn Thị Phư­ơng Hoa

11.

Nguyễn Văn Sơn: 1973-1991

26.

Nguyễn Thị Nguyên: 1984-2004

12.

Nguyễn Cao Huần: 1975-nay

27.

Phạm Quang Tuấn: 1986-nay

13.

Nguyễn Thị Hải: 1975-2004

28.

Trần Anh Tuấn: 1996-nay

14.

Nguyễn Đình Vạn: 1976-2004

29.

Nguyễn An Thịnh: 2003-nay

15.

Trư­ơng Quang Hải: 1979-nay

30.
Trần Văn Trường (2005-nay)
    31. Dư Vũ Việt Quân (2007-nay)

 

  • Website cựu sinh viên