Những thành tựu chính

- Về đào tạo:
+ Phòng thí nghiệm Hóa Môi trường đã tham gia đào tạo cử nhân hệ chính qui, hệ Tài năng - Tiên tiến, đào tạo Thạc sĩ và Tiến sĩ chuyên ngành Hóa Môi trường, tham gia các chương trình đào tạo Thạc sĩ liên kết với nước ngoài như chương trình đào tạo Thạc sĩ “Quản lý chất thải và xử lý vùng ô nhiễm” bằng kép liên kết giữa Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN với Đại học Kỹ thuật Dresden, Cộng hòa Liên bang Đức, chương trình Thạc sĩ “Kỹ thuật Môi trường” của Đại học Việt-Nhật...
+ PTN Hoá môi trường là một trong những chuyên ngành đào tạo có số lượng sinh viên, học viên và nghiên cứu sinh nhiều nhất của Khoa Hoá học. PTN Hoá môi trường đã đào tạo thành công trên 10 Tiến sĩ, trong đó có 01 TS là  người Cộng hòa Liên bang Đức, hơn 100 Thạc sĩ, 400 cử nhân.
+ Đã xuất bản 07 giáo trình và sách tham khảo.
- Về nghiên cứu khoa học: 
+ Các cán bộ PTN Hoá môi trường đã chủ trì và thực hiện nhiều đề tài, dự án KHCN các cấp: 06 đề tài cấp nhà nước, 08 đề tài cấp Bộ và ĐHQG, 06 đề tài đặc biệt và nhiệm vụ Bảo vệ môi trường, 06 đề tài cấp ĐHKHTN, 04 đề tài cấp thành phố.
+ PTN Hoá môi trường đã triển khai nhiều ứng dụng, chuyển giao công nghệ các cấp, đăng ký nhiều phát minh, sáng chế  như: Cải tạo và chuyển giao công nghệ xử lý nước thải nhà máy Pepsi Hưng Yên công suất 800 m3/ngày; Thiết kế và chuyển giao công nghệ xử lý nước thải nhà máy chế biến hoa quả xuất khẩu Ba Vì công suất 50 m3/ngày; Thiết bị xử lý bóng đèn huỳnh quang thải bỏ 50 bóng/giờ (Đăng kí phát minh sáng chế năm 2010); Vật liệu nanocomposit GO/MnO2 ứng dụng trong xử lý môi trường (Đăng kí bằng sáng chế 2018)...
+ Tập thể các cán bộ của Phòng thí nghiệm Hóa Môi trường đã công bố trên 300 công trình khoa học ở tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước, các báo cáo ở các Hội nghị khoa học quốc gia và quốc tế. 
+ Với định hướng nghiên cứu cơ bản phục vụ ứng dụng thực tiễn, PTN đã phát triển 1 nhóm nghiên cứu mạnh cấp Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (từ năm 2015) và 1 phòng thí nghiệm trọng điểm trực thuộc ĐHQG về Vật liệu tiên tiến ứng dụng trong phát triển xanh (từ năm 2015).
- Về hợp tác trong NCKH và đào tạo:
+ PTN Hóa Môi trường đã và đang hợp tác, liên kết chặt chẽ về nghiên cứu khoa học và đào tạo với các Viện, Trung tâm nghiên cứu có uy tín trong nước như: Viện Công nghệ môi trường, Viện Hóa học và Viện Khoa học Vật liệu, Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao Công nghệ - Viện Hàn lâm và Khoa học Việt Nam, Viện Hóa học Công nghiệp, Viện dầu khí Việt Nam, Viện Hoá học Vật liệu, Viện Khoa học Công nghệ Quân sự, Viện ứng dụng công nghê, Bộ KHCN, Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, ĐHBK Hà Nội, Viện Hóa học và Vật Liệu, Học viện Kỹ thuật Quân sự, BQP... 
+ PTN Hóa Môi trường đã và đang triển khai nhiều hợp tác quốc tế trong giảng dạy, trao đổi cán bộ, sinh viên và nghiên cứu khoa học. Các lĩnh vực chính được triển khai hợp tác nghiên cứu với các đối tác quốc tế bao gồm quản lý chất thải, xử lý nước, kiểm soát chất lượng không khí, và tích trữ năng lượng. 
Một số đối tác quốc tế quan trọng của PTN Hóa Môi trường là: Đại học Wake Forest, Đại học Khoa học và Công nghệ Missouri (Mỹ), Đại học Nantes, Đại học Kỹ thuật Lille-Douai, Đại học Toulouse, Viện Quốc gia về Môi trường và rủi ro công nghiệp (Pháp), Đại học Leibniz Hanover, Đại học kỹ thuật Dresden, Đại học Rostock, Đại học kỹ thuật Berlin, Đại học Stuttgart, Viện xúc tác LIKAT, Rostock (Đức), Đại học Barcelona (Tây Ban Nha), Đại học Tokyo, Đại học Waseda, Đại học Osaka (Nhật Bản), Đại học Ulsan (Hàn Quốc), Đại học Công nghệ Anhuy (Trung Quốc)...
+ Trong những năm gần đây PTN Hoá môi trường cũng chú trọng hợp tác với các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trong nước nhằm đẩy mạnh ứng dụng các sản phẩm KHCN và chuyển giao công nghệ 
- Khen thưởng:
+ Bằng khen của Đại học Quốc gia Hà Nội: Thành tích xuất sắc trong các năm học 2014 - 2015. 2015-2016
+ Giấy khen của Hệu trưởng trường Đại học Khoa học tự nhiên: 2014 - 2015. 2015-2016
+ Danh hiệu tập thể lao động xuất sắc, tập thể lao động tiên tiến nhiều năm học.

Khoa Hóa học
  • Website cựu sinh viên