Bộ môn Sinh thái Môi trường

Ban chủ nhiệm bộ môn

1. Trưởng Bộ môn: PGS. TS. Nguyễn Kiều Băng Tâm

2. Phó Trưởng Bộ môn: TS. Phạm Thị Thu Hà

Lịch sử phát triển

Bộ môn Sinh thái Môi trường, tiền thân là bộ môn Tài nguyên và Sinh thái Môi trường, được thành lập ngày 13/2/1996. Những ngày đầu thành lập, cũng như các bộ môn khác, bộ môn Tài nguyên và Sinh thái Môi trường gặp rất nhiều khó khăn và thách thức trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học. Một số cán bộ nòng cốt ban đầu gồm có TS. Nguyễn Đình Hòe, TS. Văn Huy Hải, KS. Nguyễn Thị Phương Loan; về sau bổ sung thêm PGS. TS. Lê Trọng Cúc, TS. Nguyễn Thị Loan, TS. Trần Cẩm Vân, ThS. Phạm Thị Mai, ThS. Nguyễn Kiều Băng Tâm, CN. Lê Văn Lanh. CN. Phạm Thị Phương, KTV. Đặng Minh Hà... Năm 2003, bộ môn được đổi tên thành bộ môn Sinh thái Môi trường, mục tiêu đào tạo và nghiên cứu khoa học tập trung hơn vào bản chất và chức năng sinh thái của môi trường. Từ khi thành lập cho đến nay, bộ môn Sinh thái Môi trường đã có nhiều nỗ lực phấn đấu đóng góp cho sự phát triển sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu khoa học môi trường. Nhiều môn học, nhiều nghiên cứu khoa học đã trở thành hướng đào tạo và nghiên cứu khoa học truyền thống của ngành khoa học môi trường, góp phần phát triển vững chắc nền khoa học cơ bản và ứng dụng triển khai của Khoa Môi trường cũng như của trường Đại học Khoa học Tự nhiên, góp phần đưa trường Đại học Khoa học Tự nhiên tiến tới đẳng cấp trường Đại học nghiên cứu tiên tiến của khu vực và hội nhập quốc tế.

Những thành tựu chính

Trong những năm gần đây, Bộ môn Sinh thái môi trường đã đạt được một số thành tích như: Tập thể lao động xuất sắc cấp ĐHQG năm 2022, 2023, cấp Bộ GD& ĐT năm 2023.

Sự phát triển và trưởng thành của Bộ môn còn được đánh dấu bởi sự lớn mạnh không ngừng của đội ngũ cán bộ viên chức đã và đang công tác ở Bộ môn. Nhiều nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú (GS.TSKH. Nguyễn Cẩn), chức danh Giáo sư (Lê Trọng Cúc, Hoàng Xuân Cơ), Phó giáo sư (Nguyễn Đình Hòe, Trần Cẩm Vân, Trần Văn Thụy, Lê Đức Minh, Nguyễn Kiều Băng Tâm, Phạm Văn Anh). Nhiều cán bộ đã phấn đấu bảo vệ thành công luận án tiến sĩ (Nguyễn Thị Phương Loan, Phạm Thị Thu Hà). Một số cán bộ của bộ môn đã giữ trách nhiệm chủ chốt Trường và Khoa (GS.TSKH.NGƯT. Nguyễn Cẩn, nguyên hiệu phó Trường Đại học Khoa học Tự nhiên; GS.TS. Hoàng Xuân Cơ, nguyên Phó Chủ nhiệm Khoa, phó trưởng phòng KHCH - Đại học Khoa học Tự nhiên, nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quan trắc và Mô hình hóa Môi trường, nguyên chủ nhiệm bộ môn Quản lý môi trường, nguyên chủ nhiệm bộ môn Sinh thái môi trường).

Nhiều Thầy Cô có thành tích xuất sắc đã được nhận bằng khen các cấp, PGS.TS. Lê Đức Minh năm 2023 được nhận bằng khen Đạt thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học của Đại học Quốc gia, Hà Nội; năm 2014 được khen thưởng Công trình nghiên cứu tiêu biểu của Đại học Quốc gia, Hà Nội; năm 2006 được Library Journal trao tặng Giải nhất - Best science book và được Association of American Publishers trao tặng Giải nhất - Biological science award. PGS.TS. Phạm Văn Anh năm 2018 được Giấy chứng nhận của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học đạt giải nhất Giải thưởng Sinh viên NCKH Cấp bộ; năm 2017 được Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và Giải thưởng Môi trường Việt Nam, do Bộ Tài nguyên và Môi trường trao tặng; năm 2015 nhận được Danh hiệu điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước ngành Giáo dục giai đoạn 2010–2015 của Ngành Giáo dục Việt Nam; năm 2014 nhận được Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về đạt thành tích xuất sắc trong việc hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học đạt giải nhất Giải thưởng tài năng trẻ NCKH Việt Nam dành cho sinh viên, Huy hiệu “Tuổi trẻ Sáng tạo” của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, và Giải thưởng Quả cầu vàng Việt Nam (KHKT Lĩnh vực Công nghệ Môi trường), do Trung ương đoàn phối hợp với Bộ khoa học công nghệ trao tặng.

Bên cạnh công tác bồi dưỡng đào tạo cán bộ trẻ tạo nguồn cho đội ngũ cán bộ giảng dạy, Bộ môn cũng chú trọng giới thiệu các cán bộ có có chuyên môn phù hợp với chuyên ngành đào tạo để Khoa và Trường tuyển dụng hoặc tiếp nhận về làm công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học (Nguyễn Tuấn Anh, Đoàn Thị Nhật Minh, Đặng Thị Hải Linh). Với những định hướng phát triển như vậy, đội ngũ của Bộ môn tránh được sự hẫng hụt cán bộ, tạo được đội ngũ kế cận liên tục.

Công tác đào tạo sinh viên cũng đạt nhiều thành tích: Có một số nhóm sinh viên đã đạt giải cao trong các cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học cấp quốc tế, quốc gia và cấp trường…

Công tác hợp tác quốc tế trong đào tạo và NCKH cũng luôn được đẩy mạnh thông qua các hoạt động hợp tác quốc tế như trao đổi cán bộ, xuất bản ấn phẩm khoa học, tổ chức hội thảo quốc tế với các đối tác  như Đại học tổng hợp Kyoto (Kyoto University, Japan), Đại học tổng hợp Cologne (University of Cologne, CHLB Đức), Vườn thú Cologne (Cologne Zoo), Viện nghiên cứu động vật hoang dã Leibniz (Leibniz Institute for Zoo and Wildlife Research, CHLB Đức), Bảo tàng lịch sử tự nhiên Hoa Kỳ (American Museum of Natural History).

Hoạt động phối hợp nghiên cứu và đào cũng thường xuyên phối hợp với các Viện nghiên cứu, cơ sở thực tế trong nước: Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, các trường đại học và các khu bảo tồn trong cả nước.

Tổ chức một số hội thảo quốc tế như: 

- Improving enforcement of primate and other wildlife trade through applying conservation genetics and forensic science 

- Training workshop: Species Distribution Modeling for Conservation 

- Consultation and training workshop: Collaborative transboundary conservation of vulnerable species and habitats under climate change 

- Developing capacity and informing priorities for ape conservation under climate change in Vietnam

  • Website cựu sinh viên