Bộ môn Quang lượng tử

Bộ môn Quang phổ được thành lập vào năm 1960 do cố Giáo sư Ngụy Như Kon Tum- Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội làm chủ nhiệm Bộ môn đầu tiên. Đến năm 1998 được đổi tên thành Bộ môn Quang lượng tử.

 

1. Các hướng nghiên cứu: Hiện nay, bộ môn có 04 hướng nghiên cứu chính

Quang phổ laser về tính chất quang của vật liệu nano kim loại và bán dẫn.

- Vật lý laser xung cực ngắn và ứng dụng xung cực ngắn trong thông tin quang sợi.

- Quang học phi tuyến, Laser xung cực ngắn; Quang phổ học tần số tổng từ các đơn lớp, bề mặt, giao diện.

Các hiệu ứng lưỡng ổn định trong Quang lượng tử, Random laser.

2. Cán bộ:

Bộ môn có 06 cán bộ cơ hữu, 3 cán bộ hợp đồng và cán bộ cộng tác tích cực tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học tại bộ môn:

- GS.TSKH.NGND. Đinh Văn Hoàng

- PGS.TS. Trinh Đình Chiến

- PGS.TS. Phạm Văn Bền

- PGS.TS. NGƯT. Phùng Quốc Bảo

- PGS.TS. Nguyễn Thế Bình

- TS. Hoàng Chí Hiếu

- TS. Nguyễn Anh Tuấn

- ThS. Bùi Hồng Vân

- CV. Nguyễn Thế Bình

Ngoài ra còn có sự tham gia công tác của các các bộ từ các Viện, Các trường Đại học đối tác: GS.TSKH. Vũ Văn Lực, GS.TS. Nguyễn Đại Hưng, GS.TSKH. Trần Bá Chữ, PGS.TS. Trần Minh Thi, TS. Tạ Văn Tuân, TS. Lê Đình Nguyên, TS. Bùi Thanh Lan, …

3. Cơ sở vật chất - thiết bị:

YAG:Nd Laser (10ns,10Hz) - Spectra Physics;

- Hệ thu phổ tần số tổng (SFGS): YAG:Nd laser (30ps, 50Hz), OPA/OPG 501 – EKSPLA;

He-Cd laserN2TE-999 laser;

- Máy quang phổ: Monochrometer: ¼ MS257 (Newport), MS3504(Eskpla), Acton SP2500 (Princeton Instruments);

- Hệ nhiệt độ thấp 6.5K Low temperature cryo-system (CIA, USA) (hợp tác với Bộ môn Vật lý chất rắn);

4. Thành tựu:

- Đào tạo: đã đào tạo được: 15 Tiến sĩ, 56 Thạc sĩ, trên 500 cử nhân chính quy.

- Công bố khoa học: Đã công bố trên 250 bài báo trong nước vào quốc tế.

- Sách: xuất bản khoảng 25 cuốn sách và giáo trình.

- Một số đề tài tiêu biểu: 

  • Nghiên cứu chống bom laser: 1971-1973.

  • Bảo hộ lao động: 1975-1980.

  • Quang phổ sét: 1979-1985.

  • Laser và quang học phi tuyến: 1996-2000.

5. Quang hệ quốc tế:

- Viện JAIST Nhật Bản;

- Đại học Sogang Hàn Quốc;

- Đại học Brown – Hoa Kỳ;

- Đại học tổng hợp Lommonosov-Moscow;

- Đại học JENA- Đức;

- Viện quang học lượng tử Max-Plank - Đức;

- Đại học Tổng hợp kỹ thuật Berlin - Đức.

6. Khen Thưởng:

Bộ môn đã được trao tặng Huân chương Kháng chiến hạng 3 trong chiến tranh chống Mỹ và Huân chương Lao động hạng 3 trong thời kỳ đổi mới.

Khoa Vật lý
  • Website cựu sinh viên