“Nghiên cứu khoa học không khó như chúng ta nghĩ”

Nếu bạn muốn biết sinh viên chúng mình đã làm khoa học ra sao và nghĩ về việc làm nghiên cứu khoa học như thế nào thì cùng lắng nghe tâm sự của hai cô bạn Trương Thị Chinh và Nguyễn Thanh Hà, sinh viên khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN. Những cô bạn xinh xắn và tài năng ấy mới đây đã đạt giải Nhì tại vòng chung khảo cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Bộ GD&ĐT năm 2020.

“Nghiên cứu khoa học không khó như chúng ta nghĩ”
Bạn Trương Thị Chinh và Nguyễn Thanh Hà, sinh viên khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN miệt mài với công trình nghiên cứu của mình

Nghiên cứu khoa học không khó như chúng ta nghĩ

Nhắc đến khoa học, các bạn sẽ nghĩ tới gì? Những con số dài ngoằng? Những phương trình hóa học phức tạp? hay những chiếc áo blouse và cặp mắt kính to đùng?????

Với tôi, khoa học như là một niềm đam mê, 1 niềm đam mê mà tôi cảm thấy thật tự hào. Khi kết thúc quãng đời học sinh, đứng trên những ngã rẽ của sự lựa chọn ai cũng sẽ có rất nhiều đắn đo, có người sẽ chọn làm công an, trở thành cô giáo, hay cao cả hơn là trở thành bác sĩ cứu người…. tôi cũng đã từng đấu tranh rất nhiều và quyết định của tôi là đến với khoa học và khoa Môi trường, trường ĐH KHTN là nơi tôi tin tưởng để cùng đồng hành trên con đường mà tôi đã chọn

Tôi biết đến nghiên cứu khoa học khi còn là sinh viên năm thứ 2 qua các anh chị khóa trên. Đặc biệt khi vô tình đọc được một bài báo về hiện tượng ô nhiễm kháng sinh trên Thế giới hiện nay làm tôi vô cũng thích thú và tò mò. Từ đó tôi đã đọc rất nhiều bài báo liên quan và biết được giáo viên hướng dẫn của tôi TS. Trần Văn Sơn cũng có đề tài nghiên cứu về vấn đề này. Tôi đã quyết định xin trở thành sinh viên của thầy với nghiên cứu nhằm tận dụng chất thải rắn từ ngành nông nghiệp để sản xuất vật liệu xử lý kháng sinh trong nước

Thời gian đầu, mọi vấn đề còn khá bỡ ngỡ, từ việc lên Lab, đọc tham khảo các tài liệu và tiến hành chế tạo vật liệu. Tôi đã nhận được sự giúp đỡ đầy nhiệt tình từ Thầy, từ người chị cùng trong nhóm nghiên cứu của tôi và cả các bạn sinh viên trên Lab,… tất cả đã trở thành những người thân thương, bên cạnh động viên, giúp tôi thêm phần tự tin để hoàn thành tiếp mục tiêu, ước mơ của mình.

Những thí nghiệm đầu tiên đều không được kết quả như mong muốn, nhưng với sư kiên trì, nhóm chúng tôi đã đưa ra rất nhiều các phương pháp, cùng với sự hỗ trợ đầy nhiệt tình từ thầy, nghiên cứu cũng dần có kết quả tốt hơn. Và nghiên cứu của chúng tôi đã nhận được sự đánh giá tốt từ nhà trường, nghiên cứu cũng được gửi đi thi giải thưởng SV NCKH cấp Bộ năm 2020 và giành giải Nhì

Giải thưởng lần này như là một sự động viên tinh thần rất lớn đối với không chỉ riêng nhóm chúng tôi mà còn tất cả các bạn sinh viên khác, chỉ cần có đam mê, mọi nỗ lực sẽ được đền đáp.

Chúng em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy TS. Trần Văn Sơn – người đã đồng hành, hỗ trợ nhóm trong suốt thời gian qua. Chúng em cũng xin cảm ơn các thầy cô trong trường, thầy cô phòng KH-CN và đặc biệt cô Nguyễn Hải Hà là người đã đưa chúng em, cũng chúng em tham gia vòng chung khảo cuộc thi Sinh viên NCKH. Chúng em cũng hy vọng năm sau sẽ có nhiều đề tài hơn nữa, ứng dụng được thực tiễn, mang lại hiệu quả cao và sẽ giành được những giải thưởng cao hơn.

“Nghiên cứu khoa học không khó như chúng ta nghĩ”
Hai bạn Trương Thị Chinh và Nguyễn Thanh Hà cùng TS. Trần Văn Sơn lại vòng chung khảo cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Bộ GD&ĐT năm 2020
“Nghiên cứu khoa học không khó như chúng ta nghĩ”
Hia bạn Nguyễn Thanh Hà và Nguyễn Thị Chinh đang lắng nghe và trả lời câu hỏi từ hội đồng chấm giải vòng chung khải giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2020
“Nghiên cứu khoa học không khó như chúng ta nghĩ”
Hai bạn tại lễ trao giải thưởng vòng chung khảo cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Bộ GD&ĐT năm 2020

Thông tin đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên Trương Thị Chinh và Nguyễn Thanh Hà

1

Tên đề tài:

Nghiên cứu chế tạo vật liệu composite chitosan/than hoạt tính từ chất thải để xử lý kháng sinh Sulfamethoxazole trong nước

2

Sinh viên thực hiện:

- Nguyễn Thanh Hà – K61CLC Khoa học Môi trường, khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN

- Trương Thị Chinh – K62 Khoa học Môi trường, khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN

3

Giáo viên hướng dẫn, tên đơn vị:

TS. Trần Văn Sơn, khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

4

Thành tích/ Giải thưởng:

Giải Nhì vòng chung khảo giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” năm 2020 do Bộ GD&ĐT tổ chức.

5

Ý nghĩa kinh tế - xã hội, khả năng áp dụng thực tiễn của đề tài:

Việc sử dụng chất thải nông nghiệp làm vật liệu xử lý môi trường giúp giảm thiểu chất thải rắn, hạ chi phí sản phẩm, thân thiện với môi trường và có khả năng tái sử dụng. Vật liệu composite đã cải thiện được đáng kể kích thước hạt so với than hoạt tính, dễ dàng sử dụng bằng hệ thống lọc đặc biệt quy mô phân tán cho các hộ gia đình vùng nông thôn, dễ dàng trong vận hành và thay thế vật liệu.~~Ngoài ra việc chế tạo thành công vật liệu từ các chất thải nông nghiệp sẽ góp phẩn giảm thiểu lượng chất thải rắn cần xử lý, giảm thiểu ô nhiễm từ các chất thải hữu cơ gây mùi khó chịu.

6

Giới thiệu vắn tắt về đề tài:

Tại đây

  • Website cựu sinh viên