THÔNG BÁO TỚI THÍ SINH DỰ TUYỂN ĐÀO TẠO THẠC SĨ

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên xét tuyển các thí sinh dự tuyển đào tạo thạc sĩ. Quy trình xét tuyển gồm 2 phần: Đánh giá hồ sơ (thang điểm 20); và Phỏng vấn thí sinh (thang điểm 80).

1. Tổ chức đánh giá hồ sơ

- Sau khi hết hạn đăng kí hồ sơ của thí sinh, Ban thư kí tổng hợp danh sách các thí sinh đủ điều kiện, chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, bàn giao cho Tiểu ban đánh giá hồ sơ (Danh sách gửi kèm).

- Tiểu ban đánh giá hồ sơ có nhiệm vụ đánh giá hồ sơ đã nộp của thí sinh dựa trên các tiêu chí: (1) Điểm tốt nghiệp đại học, có tính đến uy tín của cơ sở đào tạo; (2) Thâm niên công tác trong lĩnh vực liên quan; (3) Bài báo và công trình nghiên cứu khoa học; (4) Các giải thưởng, thành tích khác.

2. Tổ chức phỏng vấn thí sinh

2.1. Thời gian, địa điểm

Ngày thi

Thời gian tập trung

Địa điểm tập trung

Sáng Thứ Bảy, 06/5/2023

7h00

Phòng 308, nhà T5 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

2.2. Quy trình phỏng vấn thí sinh

     Bước 1: Thí sinh được CBCT thứ nhất gọi vào phòng chờ theo danh sách. CBCT thứ hai kiểm tra giấy tờ tùy thân, nhận dạng, các vật dụng được sử dụng trong quá trình làm bài thi theo quy định của HĐTSSĐH. CBCT thứ nhất phổ biến quy định cho thí sinh.

     Bước 2: Thí sinh bốc thăm đề thi, ghi số đề và kí tên vào biên bản nhận đề thi (Phụ lục 3), di chuyển tới phòng phỏng vấn, chuẩn bị câu trả lời trong vòng 30 phút. Sau đó, thí sinh được gọi phỏng vấn. Khi trả lời phỏng vấn, thí sinh nộp lại đề thi.

     Bước 3: Thành viên tiểu ban phỏng vấn bật ghi âm, hỏi/đáp với thí sinh. Thí sinh trả lời câu hỏi của đề thi, các câu hỏi thêm của tiểu ban phỏng vấn (nếu có).

     Bước 4: Sau khi kết thúc phần phỏng vấn, thí sinh kí xác nhận vào biên bản xét tuyển và ra khỏi phòng phỏng vấn.

2.3. Nội dung câu hỏi phỏng vấn

Gồm 3 phần:

- Đánh giá chuyên môn (trả lời câu hỏi bốc thăm): 60 điểm;

- Đánh giá năng lực tư duy và động cơ học tập: 10 điểm;

- Đánh giá các kĩ năng cơ bản của thí sinh: 10 điểm

            Nội dung đánh giá chuyên môn theo đề cương ôn tập (link đề cương: http://tuyensinh.hus.vnu.edu.vn/sau-dai-hoc.html). Danh mục đề cương cụ thể cho từng chuyên ngành như trong phụ lục gửi kèm.

3. Trách nhiệm của thí sinh

  • Có mặt đúng giờ, xuất trình giấy tờ tùy thân (Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, hộ chiếu còn thời hạn), nhận thẻ dự thi, nghe phổ biến quy định và quy trình xét tuyển. Nếu thí sinh vắng mặt trong thời gian của ca thi thì coi như bỏ thi. Trường hợp đặc biệt do Chủ tịch HĐTSSĐH xem xét quyết định;
  • Nếu thấy có những sai sót hoặc nhầm lẫn về họ, tên, tên đệm, ngày, tháng, năm sinh, đối tượng ưu tiên, chuyên ngành đăng kí dự thi,... thí sinh phải báo cáo CBCT để điều chỉnh ngay;
  • Tuân thủ theo hiệu lệnh thi và các hướng dẫn của CBCT, thành viên tiểu ban phỏng vấn;
  • Kí xác nhận vào biên bản nhận đề;
  • Kí xác nhận vào biên bản xét tuyển;
  • Chỉ được sử dụng bút viết, giấy nháp trắng và các tài liệu được HĐTSSĐH cho phép. Không được mang vào phòng thi vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, bia, rượu, giấy than, bút xóa, tài liệu, thiết bị truyền tin hoặc chứa thông tin có thể lợi dụng để gian lận trong quá trình làm bài thi;
  • Nếu cần hỏi CBCT điều gì phải hỏi công khai. Phải giữ gìn trật tự, im lặng trong phòng thi. Trường hợp ốm đau bất thường phải báo cáo để CBCT xử lí;
  • Nghiêm cấm mọi hành vi gian lận, không được trao đổi ý kiến hoặc nhờ người thi hộ hoặc trợ giúp từ người khác.

4. Điều kiện trúng tuyển

Kết quả xét tuyển được Ban thư kí tổng hợp là điểm cộng của Kết quả đánh giá hồ sơ (thang điểm 20) và Kết quả phỏng vấn (thang điểm 80). Kết quả công nhận thí sinh trúng tuyển được xác định bằng cách lấy từ thí sinh có tổng điểm cao nhất trở xuống cho đến khi đạt đến 1 trong 2 ngưỡng sau:

- Hết chỉ tiêu tuyển sinh được ĐHQGHN cho phép.

- Hết danh sách thí sinh được Hội đồng tuyển sinh của Nhà trường đánh giá đủ năng lực và điều kiện theo học./.

HỘI ĐỒNG TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC

  • Website cựu sinh viên