Nghiên cứu trái đất của NASA và nhiệm vụ quan trắc của các hệ thống vệ tinh quốc tế

Ngày 09/11/2022, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN cùng với Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA), Đại sứ quán Hoa Kỳ và Trung tâm Vũ trụ Việt Nam đồng tổ chức seminar khoa học “Nghiên cứu trái đất của NASA và nhiệm vụ quan trắc của các hệ thống vệ tinh quốc tế”.

Nghiên cứu trái đất của NASA và nhiệm vụ quan trắc của các hệ thống vệ tinh quốc tế
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper tới tham dự hội thảo.

Cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, khoa học trái đất và công nghệ không gian ngày càng có những thay đổi nhanh chóng cả về chế tạo và ứng dụng thực tiễn. Những dữ liệu không gian từ NASA và các vệ tinh quốc tế ngày nay đã dần trở nên gần gũi hơn không chỉ trong giới nghiên cứu khoa học mà còn trong ứng dụng đời sống thường ngày. Từ thực tế đó, seminar khoa học nằm trong chuỗi hoạt động giữa các nhà khoa học của Trường ĐHKHTN với các đối tác quốc tế có quan tâm tới công nghệ quan sát trái đất đã được tổ chức. Buổi seminar là dịp để các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu cùng nhau chia sẻ kiến thức, những phát hiện và kinh nghiệm mới nhất trong việc xử lý các dữ liệu địa không gian hiệu quả hơn để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.

Nghiên cứu trái đất của NASA và nhiệm vụ quan trắc của các hệ thống vệ tinh quốc tế
Đại diện các đơn vị tổ chức buổi seminar cùng các diễn giả chụp ảnh lưu niệm.

 

Tham dự buổi seminar, về phía Đại sứ quán Hoa Kỳ có sự hiện diện của Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper.

Về phía đại diện NASA, có sự hiện diện của: Tiến sĩ Jack Kaye, Phó Giám đốc nghiên cứu Ban Khoa học Trái đất; Tiến sĩ Nghiêm Văn Sơn, Nhà nghiên cứu cao cấp tại Phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực của NASA (NASA JPL).

Về phía đại diện Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, có sự hiện diện của Tiến sĩ Vũ Anh Tuân, Phó Tổng Giám đốc.

Về phía Trường ĐHKHTN, có sự hiện diện của: PGS.TSKH. Vũ Hoàng Linh, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường; GS.TS. Lê Thanh Sơn, Phó Hiệu trưởng Nhà trường; PGS.TS. Trần Quốc Bình, Phó Hiệu trưởng Nhà trường; PGS.TS. Ngạc An Bang, Phó Hiệu trưởng Nhà trường; PGS.TS. Bùi Quang Thành, Trưởng Khoa Địa lý cùng các thầy cô, sinh viên đến từ các ngành thuộc khối Khoa học Trái đất và các bạn học sinh khối chuyên Địa Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn.

PGS.TSKH. Vũ Hoàng Linh phát biểu khai mạc hội thảo.

 

Phát biểu khai mạc buổi seminar, PGS.TSKH. Vũ Hoàng Linh, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường ĐHKHTN khẳng định: “Sự kiện hôm nay là sự tiếp nối của các hoạt động khoa học chung giữa Trường ĐHKHTN và NASA JPL. Đây cũng là một trong những hoạt động đáng chú ý của các nhà khoa học Trường ĐHKHTN với các đối tác quốc tế quan tâm đến việc sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.”

PGS.TSKH. Vũ Hoàng Linh cũng khẳng định buổi seminar sẽ mang đến nhiều cơ hội chia sẻ kiến thức, gia tăng cơ hội hiểu biết lẫn nhau và là nền tảng cho sự hợp tác sâu rộng hơn trong tương lai giữa Nhà trường và NASA.

Nghiên cứu trái đất của NASA và nhiệm vụ quan trắc của các hệ thống vệ tinh quốc tế
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper phát biểu tại hội thảo.

 

Phát biểu tại buổi seminar, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper chia sẻ: “Tôi rất vui mừng trước sự hợp tác giữa hai quốc gia của chúng ta tại buổi seminar khoa học ngày hôm nay. Sự kiện là nơi quy tụ của các nhà nghiên cứu Mỹ và Việt Nam. Tại đây chúng ta sẽ cùng nhau chia sẻ các vấn đề, ý tưởng và niềm đam mê trong lĩnh vực nghiên cứu của minh”. Đại sứ Hoa Kỳ hy vọng rằng sự hợp tác giữa các nhà khoa học Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ. Với những nền tảng cơ sở hợp tác trong những năm qua, Đại sứ Hoa Kỳ tin tưởng rằng sự hợp tác trong nghiên cứu khoa học ở nhiều lĩnh vực trong đó có khoa học, công nghệ và y tế giữa hai quốc gia sẽ tiếp tục có nhiều phát triển hơn nữa. Ông Marc Knapper cũng bày tỏ thiện chí trong việc chào đón các nhà khoa học và sinh viên Việt Nam tới Hoa Kỳ trao đổi và nghiên cứu khoa học.

Khép lại bài phát biểu, ông Marc Knapper gửi lời cảm ơn trân trọng tới Ban giám hiệu và các thầy cô Trường ĐHKHTN đã hỗ trợ và tổ chức long trọng sự kiện đáng nhớ này. Ông Marc Knapper cũng không quên gửi lời cảm ơn tới các diễn giả tới từ NASA và Việt Nam đã tham dự và chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm và công việc họ đang nghiên cứu tại buổi seminar hôm nay.

Nghiên cứu trái đất của NASA và nhiệm vụ quan trắc của các hệ thống vệ tinh quốc tế
PGS.TSKH. Vũ Hoàng Linh tặng quà kỉ niệm tới Tiến sĩ Jack Kaye đến từ NASA.

Tại buổi seminar, các chuyên gia trong lĩnh vực khoa học trái đất tới từ NASA và Việt Nam đã mang tới cái nhìn tổng quan về vấn đề viễn thám, quan sát Trái đất, những vấn đề ưu tiên trong hợp tác quốc tế thuộc lĩnh vực khoa học Trái đất. Cùng với đó là những bài tham luận của các học giả Trường ĐHKHTN đã đi sâu vào các trường hợp cụ thể trong nghiên cứu khoa học hiện nay đang ứng dụng những kết quả từ viễn thám. Các đại diện đến từ NASA và Trung tâm Vũ trụ Việt Nam cũng trình bày về những kết quả nghiên cứu Khoa học Trái đất của NASA trong hợp tác với Việt Nam cũng như các sứ mệnh và ứng dụng vũ trụ ở Việt Nam hiện nay.

Nghiên cứu trái đất của NASA và nhiệm vụ quan trắc của các hệ thống vệ tinh quốc tế
PGS.TS. Bùi Quang Thành - Trưởng Khoa Địa lý, Trường ĐHKHTN với bài tham luận “Quan sát Trái đất, ứng dụng và giáo dục ở Việt Nam”.
Nghiên cứu trái đất của NASA và nhiệm vụ quan trắc của các hệ thống vệ tinh quốc tế
Tiến sĩ Jack Kaye đại diện NASA trình bày về “Các chủ đề ưu tiên và hợp tác quốc tế trong Khoa học Trái đất”.
Nghiên cứu trái đất của NASA và nhiệm vụ quan trắc của các hệ thống vệ tinh quốc tế
TS. Nghiên Văn Sơn đến từ NASA JPL chia sẻ những “Kết quả từ nghiên cứu Khoa học Trái đất của NASA trong hợp tác với Việt Nam”.
Nghiên cứu trái đất của NASA và nhiệm vụ quan trắc của các hệ thống vệ tinh quốc tế
PGS.TS. Lê Hoàng Anh, Trưởng Bộ môn Quản lý Môi trường, Khoa Môi trường, Trường ĐHKHTN trình bày nghiên cứu “Giám sát phát thải của việc đốt rơm rạ bằng vệ tinh Sentinel-1”.
Nghiên cứu trái đất của NASA và nhiệm vụ quan trắc của các hệ thống vệ tinh quốc tế
PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà, Trường Bộ môn Quản lý và Phát triển Tài nguyên, Khoa Địa chất, Trường ĐHKHTN trình bày nghiên cứu “Giám sát chất lượng nước từ đo đạc viễn thám: nghiên cứu điển hình ở Việt Nam”.
Nghiên cứu trái đất của NASA và nhiệm vụ quan trắc của các hệ thống vệ tinh quốc tế
TS. Vũ Anh Tuân, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam chia sẻ về “Các sứ mệnh và ứng dụng vũ trụ ở Việt Nam”.

Thông qua buổi seminar, các nhà khoa học, đặc biệt là các bạn học sinh, sinh viên có cơ hội tiếp cận những thông tin bổ ích trong ứng dụng của viễn thám trong nghiên cứu Khoa học Trái đất tại Việt Nam. Nhiều câu hỏi được các bạn đặt ra và được các chuyên gia trả lời, làm rõ tại buổi seminar.

Nghiên cứu trái đất của NASA và nhiệm vụ quan trắc của các hệ thống vệ tinh quốc tế
Nghiên cứu trái đất của NASA và nhiệm vụ quan trắc của các hệ thống vệ tinh quốc tế
Rất nhiều bạn học sinh, sinh viên quan tâm tới các nội dung được trình bày tại hội thảo...
Nghiên cứu trái đất của NASA và nhiệm vụ quan trắc của các hệ thống vệ tinh quốc tế
..Những thắc mắc của các bạn được các chuyên gia, nhà khoa học giải đáp và làm rõ tại hội thảo.
Nghiên cứu trái đất của NASA và nhiệm vụ quan trắc của các hệ thống vệ tinh quốc tế
Nghiên cứu trái đất của NASA và nhiệm vụ quan trắc của các hệ thống vệ tinh quốc tế
Trước khi diễn ra seminar khoa học, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper đã có buổi gặp mặt và trao đổi với lãnh đạo Trường ĐHKHTN cùng đại diện NASA và Trung tâm Vũ trụ Việt Nam
Nghiên cứu trái đất của NASA và nhiệm vụ quan trắc của các hệ thống vệ tinh quốc tế
Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trường ĐHKHTN, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper đã tới thăm phòng truyền thống...
Nghiên cứu trái đất của NASA và nhiệm vụ quan trắc của các hệ thống vệ tinh quốc tế
...và ghi lưu bút vào sổ lưu niệm Nhà trường.
“Trải qua lịch sử hơn 65 năm xây dựng và phát triển, Trường ĐHKHTN luôn giữ vững trách nhiệm là trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học cơ bản và ứng dụng hàng đầu cả nước. Các ứng dụng của địa tin học trong sử dụng đất/ thay đổi lớp phủ đất và quản lý tài nguyên thiên nhiên là một trong những lĩnh vực trọng tâm của Nhà trường. Trong tương lai, Nhà trường tiếp tục mở rộng mối quan hệ và hợp tác với các cộng đồng học thuật, cam kết tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế và phát triển để đáp ứng với những thách thức mới trong lĩnh vực và đáp ứng nhu cầu xã hội”, PGS.TSKH. Vũ Hoàng Linh, Hiệu trưởng Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN chia sẻ tại lễ khai mạc buổi seminar khoa học.
  • Website cựu sinh viên