Trường Đại học Khoa học Tự nhiên cùng Viện thông tin địa lý quốc gia Hàn Quốc đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực địa lý, công nghệ thông tin địa không gian

Lĩnh vực khoa học thông tin địa không gian ngày càng đóng vai trò quan trọng trong xã hội hiện đại. Chính vì vậy việc nâng cao chất lượng nghiên cứu, đào tạo trong lĩnh vực này là vô cùng quan trọng. Trước thực tế đó, ngày 28/6/2022, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Trường ĐHKHTN) cùng Viện thông tin địa lý quốc gia Hàn Quốc đã ký kết thỏa thuận hợp tác. Đây là cơ sở thúc đẩy mối quan hệ giữa hai bên ngày càng phát triển bền chặt trong tương lai.

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên cùng Viện thông tin địa lý quốc gia Hàn Quốc đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực địa lý, công nghệ thông tin địa không gian
Toàn cảnh buổi lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Trường ĐHKHTN và Viện thông tin địa lý quốc gia Hàn Quốc

Tham dự Lễ ký kết, về phía đại diện Hàn Quốc, có sự hiện diện của ngài Sakong Hosang - Giám đốc Viện thông tin địa lý quốc gia Hàn Quốc; ngài Lee Won Kuk - cán bộ Viện thông tin địa lý quốc gia Hàn Quốc và GS. Lee Seong Hwa - giảng viên Trường Đại học Daegu, Chủ tịch Hiệp hội Địa chính Hàn Quốc

Về phía Trường ĐHKHTN, có sự hiện diện của PGS.TS. Ngạc An Bang - Phó Hiệu trưởng Nhà trường; PGS.TS. Bùi Quang Thành - Trưởng Khoa Địa lý, cùng đại diện cán bộ, giảng viên và sinh viên Khoa Địa lý.

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên cùng Viện thông tin địa lý quốc gia Hàn Quốc đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực địa lý, công nghệ thông tin địa không gian
Ngài Sakong Hosang - Giám đốc Viện thông tin địa lý quốc gia Hàn Quốc, phát biểu tại lễ ký kết

Phát biểu tại buổi lễ, ngài Sakong Hosang bày tỏ niềm vui mừng khi có thể tiến hành ký kết hợp tác giữa Viện thông tin địa lý quốc gia Hàn Quốc với Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực dữ liệu không gian địa lý. Chia sẻ về những điểm tương đồng trong công tác nghiên cứu và đào tạo giữa hai đơn vị, ngài Sakong Hosang tin tưởng trong thời gian sắp tới hai đơn vị sẽ có những phối hợp, hợp tác chặt chẽ trong nhiều lĩnh vực. Trong đó có thể kể đến như dữ liệu không gian địa lý, dữ liệu viễn thám hoặc rất nhiều dữ liệu khác liên quan đến mảng địa lý.

Kết thúc phần phát biểu của mình, ngài Sakong Hosang mong muốn buổi ký kết thỏa thuận hợp tác lần này là bước đệm để Viện thông tin địa lý quốc gia Hàn Quốc, Trường ĐHKHTN và Khoa Địa lý sẽ có nhiều dịp giao lưu hơn nữa về các công nghệ và kiến thức trong tương lai. Từ đó tăng cường hỗ trợ trong công tác đào tạo nguồn nhân lực cho chuyên môn trong lĩnh vực thông tin địa lý của Việt Nam.

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên cùng Viện thông tin địa lý quốc gia Hàn Quốc đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực địa lý, công nghệ thông tin địa không gian
PGS.TS. Ngạc An Bang - Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKHTN hy vọng mối quan hệ hợp tác giữa các bên sẽ ngày càng bền chặt và nâng lên tầm cao mới

Theo PGS. TS. Ngạc An Bang - Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKHTN, trong nhiều năm qua, Khoa Địa lý, Trường ĐHKHTN và Viện thông tin địa lý quốc gia Hàn Quốc đã có những kết quả hợp tác đáng khích lệ. Trên cơ sở đó, PGS.TS. Ngạc An Bang hy vọng thỏa thuận hợp tác được ký kết lần này sẽ đưa mối quan hệ giữa Viện thông tin địa lý quốc gia Hàn Quốc và Trường ĐHKHTN phát triển ở tầm cao mới và mang lại lợi ích cho hai bên.

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên cùng Viện thông tin địa lý quốc gia Hàn Quốc đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực địa lý, công nghệ thông tin địa không gian
Đại diện Trường ĐHKHTN và Viện thông tin địa lý quốc gia Hàn Quốc ký kết thỏa thuận hợp tác

Không chỉ dừng lại trong quan hệ hợp tác ở lĩnh vực nghiên cứu về địa lý nói chung, đặc biệt trong các lĩnh vực không gian địa lý, viễn thám, PGS.TS. Ngạc An Bang mong muốn Viện thông tin địa lý quốc gia Hàn Quốc có thể hỗ trợ và tham gia nhiều hơn nữa trong công tác đào tạo, đặc biệt là mảng đào tạo sau đại học - một trong những lĩnh vực Nhà trường chú trọng phát triển trong thời gian tới.

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên cùng Viện thông tin địa lý quốc gia Hàn Quốc đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực địa lý, công nghệ thông tin địa không gian
Bài trình bày đặc biệt của Giáo sư Sakong Hosang tại lễ ký kết thỏa thuận hợp tác

Trong khuôn khổ buổi ký kết hợp tác, ngài Sakong Hosang - Giám đốc Viện thông tin địa lý quốc gia Hàn Quốc gửi tới bài trình bày chào mừng sự kiện đặc biệt này. Bài trình bày của Giáo sư xoay quanh ba nội dung chính, bao gồm:

  • Giới thiệu về cuộc cách mạng 4.0 cùng với nguyên lý cốt lõi của nó là thực tế ảo;

  • Bản sao kỹ thuật số - kỹ thuật dùng cho các đô thị thông minh

  • Mô hình đô thị dựa trên bản sao kỹ thuật số

Bài chia sẻ của ngài Sakong Hosang đã thu hút rất nhiều sự quan tâm từ các cán bộ, giảng viên và sinh viên Khoa Địa lý, Trường ĐHKHTN. Rất nhiều câu hỏi đã được đưa ra để cùng chia sẻ và giải đáp.

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên cùng Viện thông tin địa lý quốc gia Hàn Quốc đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực địa lý, công nghệ thông tin địa không gian
TS. Nguyễn Quốc Huy - Giảng viên Khoa Địa lý trao đổi về những nội dung trong bài trình bày của ngài Sakong Hosang.
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên cùng Viện thông tin địa lý quốc gia Hàn Quốc đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực địa lý, công nghệ thông tin địa không gian
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên cùng Viện thông tin địa lý quốc gia Hàn Quốc đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực địa lý, công nghệ thông tin địa không gian
Đại diện hai bên trao tặng các món quà lưu niệm

Viện thông tin địa lý quốc gia Hàn Quốc là cơ quan Chính phủ hàng đầu Hàn Quốc có trách nhiệm trong việc xây dựng và quản lý các dữ liệu không gian liên quan tới các dữ liệu vị trí và địa lý của quốc gia (ví dụ: các bản đồ số, các bản đồ địa hình, các thông tin địa hình). Viện có nhiệm vụ cung cấp các thông tin cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân.

Chức năng chính của Viện là thu thập, phân tích và tiến hành xử lý, cung cấp các thông tin, dữ liệu địa lý.

Trong thời gian gần đây, Viện thông tin địa lý quốc gia Hàn Quốc đã triển khai nhiều dự án liên quan tới lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Có thể kể đến như việc xây dựng các bản đồ có mức độ chi tiết cao về các hệ thống đường giao thông để phục vụ cho việc phát triển các mô hình xe tự lái; xây dựng các dữ liệu không gian ba chiều liên quan tới thế giới thực mà chúng ta đang sinh sống. 

Bên cạnh đó Viện cũng chịu trách nhiệm nghiên cứu, xây dựng, phát triển các vệ tinh quan sát mặt đất. Mới đây một trong số hai vệ tinh quan sát mặt đất do Viện phát triển đã được tiến hành phóng chính thức.

  • Website cựu sinh viên