Triển vọng nghiên cứu liên ngành trên máy gia tốc VNU’s Pelletron là rất lớn

Vừa qua, tại Trường ĐHKHTN – ĐHQGHN đã diễn ra Hội thảo về các kết quả và triển vọng nghiên cứu liên ngành trên máy gia tốc VNU’s Pelletron. Hội thảo nhằm đưa ra cái nhìn bao quát về tiềm năng ứng dụng của máy gia tốc, qua đó có thể tận dụng khai thác máy gia tốc trong nghiên cứu khoa học và cuộc sống.

Triển vọng nghiên cứu liên ngành trên máy gia tốc VNU’s Pelletron là rất lớn

Tham dự hội thảo có các nhà khoa học đến từ Khoa Vật lý, Trường ĐHKHTN - ĐHQGHN, Trường ĐH Phenikaa, Trường Khoa học Liên ngành và Nghệ thuật, Viện Khoa học và Kỹ thuật Hạt nhân.

Triển vọng nghiên cứu liên ngành trên máy gia tốc VNU’s Pelletron là rất lớn

TS. Nguyễn Thế Nghĩa (Khoa Vật lý, Trường ĐHKHTN - ĐHQGHN) đang thuyết trình về Máy gia tốc Pelletron và ứng dụng.

Tại hội thảo, các đại biểu đã nghe 10 báo cáo đặc sắc liên quan đến máy gia tốc như: Thí nghiệm kiểm tra sự tồn tại của hạt X17 trên máy gia tốc VNU’s Pelletron và cấu hình nâng cấp, Nghiên cứu phản ứng hạt nhân với chùm proton và alpha phát ra từ máy gia tốc Pelletron 5SDH-2 tại Trường ĐHKHTN, Kết hợp giữa phân tích phóng xạ và pixe trong các bài toán địa hoá ứng dụng, phóng xạ môi trường, Nghiên cứu phát triển và ứng dụng hệ máy gia tốc tại Trường ĐHKHTN nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp – môi trường, Could X17 be new physics?.... Mỗi báo cáo là một góc nhìn thực tiễn cho thấy ứng dụng vô cùng lớn của máy gia tốc trong nghiên cứu khoa học và cuộc sống.

Triển vọng nghiên cứu liên ngành trên máy gia tốc VNU’s Pelletron là rất lớn

GS.TS. Nguyễn Thế Toàn, Trưởng Khoa Vật lý, Trường ĐHKHTN đang chia sẻ thông tin về tiềm năng ứng dụng của máy gia tốc.

Máy gia tốc 5SDH-2 Pelletron là thiết bị chính của phòng thí nghiệm về ion beam và vật lý hạt nhân ứng dụng ("Laboratory for Ion beam and Nuclear Applications" (LINA), Bộ môn Vật lý Hạt nhân, Khoa Vật lý, Trường ĐHKHTN - ĐHQGHN. Đây là một trong những cơ sở máy gia tốc nghiên cứu hàng đầu Việt Nam.

Máy gia tốc 5SDH-2 Pelletron có nhiều ứng dụng khả dĩ trong các hướng như: nghiên cứu phản ứng hạt nhân, nghiên cứu trong nông nghiệp- môi trường, nghiên cứu chế tạo vật liệu mới, địa chất - khoáng sản, y sinh, khoa học hình sự dấu vết tội phạm, nghiên cứu khảo cổ, vật lý thiên văn, hạt cơ bản… 

  • Website cựu sinh viên