Các mối đe dọa từ AI và các công nghệ mới liên quan

Ngày 6/12/2023, Câu lạc bộ Nhà Khoa học ĐHQGHN (VSL), Khoa Vật lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên cùng Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán tổ chức seminar khoa học lý thú với chủ đề “Các mối đe dọa từ AI và các công nghệ mới liên quan - The Threats from AI and Related New Technologies” do Giáo sư Neal Koblitz - Đại học Washington ở Seattle chia sẻ.

Các mối đe dọa từ AI và các công nghệ mới liên quan
GS. Koblitz (ngồi thứ ba hàng đầu từ phải sang) cùng cán bộ, giảng viên, sinh viên Khoa Vật lý và Khoa Toán - Cơ - Tin học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

Trong buổi seminar, GS. Koblitz đã đề cập tới những mối đe dọa mà công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) cũng như các công nghệ mới khác có thể ảnh hưởng tới xã hội của chúng ta. Giáo sư bắt đầu với ví dụ về bom nguyên tử với mức độ tàn phá lớn, hay như những nguy hiểm mà điện thoại thông minh đem lại. Đối với AI, mối đe dọa lớn nhất hiện tại chính là nội dung sai sự thật mà AI đem lại, đồng thời khi đào tạo các mô hình AI thì tốn quá nhiều năng lượng, gây ảnh hưởng tới môi trường. Những mối nguy khác cũng được nhắc tới như việc lạm dụng AI trong giáo dục, trong bảo vệ luật pháp và trong nghiên cứu. Hơn nữa, một số công việc còn có thể bị mất đi bởi AI. Thông tin sai sự thật mà AI đem lại và truyền tải có thể gây ảnh hưởng nặng nề tới cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024.

Các mối đe dọa từ AI và các công nghệ mới liên quan
GS. Koblitz với bài nói chuyện chia sẻ những mối đe dọa từ AI và các công nghệ mới liên quan

Theo GS. Koblitz để hạn chế những mối đe dọa từ AI tới các hoạt động giáo dục trong nhà trường, chúng ta nên sử dụng các biện pháp đánh giá sinh viên, đánh giá nghiên cứu mà AI không có nhiều ảnh hưởng. Cùng với đó, Giáo sư cũng đề cập tới việc mở rộng và hiện đại hóa các quy định của Chính phủ về AI, tăng cường sức mạnh và sự đoàn kết của cộng đồng trong việc chỉ ra những câu chuyện, vấn đề không đúng sự thật do AI tạo ra.

Các mối đe dọa từ AI và các công nghệ mới liên quan
Các bạn sinh viên quan tâm và lắng nghe những chia sẻ thú vị từ GS. Koblitz

Bài chia sẻ của GS. Koblitz tại seminar khoa học đã mang lại nhiều thông tin thú vị và được các bạn sinh viên rất quan tâm, đón nhận. Tại buổi seminar, nhiều ý kiến chia sẻ được đưa ra tạo nên một bầu không khí trao đổi sôi nổi, lôi cuốn.

Các mối đe dọa từ AI và các công nghệ mới liên quan
Các mối đe dọa từ AI và các công nghệ mới liên quan
Các mối đe dọa từ AI và các công nghệ mới liên quan
Các mối đe dọa từ AI và các công nghệ mới liên quan
Các cán bộ, giảng viên và sinh viên Nhà trường vẫn hăng say trao đổi với GS. Koblitz sau buổi seminar
Các mối đe dọa từ AI và các công nghệ mới liên quan
Trong khuôn khổ chuyến thăm và giảng bài tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, GS. Koblitz đã có buổi gặp mặt và trao đổi với GS.TSKH. Vũ Hoàng Linh, Hiệu trưởng Nhà trường

Giáo sư Neal Koblitz - Đại học Washington ở Seattle.  Ông làm việc trong lĩnh vực lý thuyết số và mật mã, và là người đồng phát minh ra Mật mã đường cong Elliptic. Ông đã viết sáu cuốn sách cùng với nhiều bài báo về kỹ thuật và phi kỹ thuật. Giáo sư Koblitz đã nhận được Giải thưởng RSA về Sự xuất sắc trong Toán học (2009), Giải thưởng Công nghệ của Quỹ Eduard Rhein (2020) và Giải thưởng Levchin về Mật mã Thế giới Thực (2021)....

GS Koblitz thường xuyên đến thăm Việt Nam từ năm 1978 và trong những năm gần đây là cộng tác viên thường xuyên cho tạp chí Tia Sáng. Vợ chồng GS Koblitz cũng được biết đến tại Việt Nam là người sáng lập và đóng góp tài chính cho Quỹ Sophia Kovalevskaia, trao giải thưởng hàng năm cho các nhà khoa học nữ xuất sắc thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên.

  • Website cựu sinh viên