1. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC

1.1. Mục tiêu chung

Trở thành trường đại học nghiên cứu ngang tầm với các đại học nghiên cứu tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á và có một số ngành, lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến châu Á, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

1.2. Mục tiêu cụ thể

1.2.1. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước

- Quy mô các bậc đào tạo hợp lý, phù hợp với tiêu chí đại học nghiên cứu, đặc biệt là các tiêu chí về tỷ lệ quy mô đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ. Cân đối quy mô đào tạo các ngành khoa học cơ bản và khoa học cơ bản định hướng ứng dụng.

- Chất lượng các chương trình đào tạo tài năng, chất lượng cao, tiên tiến, chuẩn quốc tế được chú trọng hàng đầu, đồng thời tiên phong mở mới một số chương trình đào tạo thí điểm ở Việt Nam mang tính liên ngành và ứng dụng cao. Kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu.

- Các chương trình đào tạo được kiểm định chất lượng quốc gia và quốc tế. Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc hoặc tiếp tục học tập, nghiên cứu ở bất cứ nơi nào trong môi trường toàn cầu hóa.

1.2.2. ­­Nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và chuyển giao tri thức phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

-  Phát triển được các ngành khoa học cơ bản có thế mạnh đạt trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới.

- Khoa học tự nhiên và khoa học liên ngành gắn với các định hướng ứng dụng, có các nghiên cứu chuyển giao, sáng chế, giải pháp hữu ích, góp phần giải quyết được một số vấn đề trọng yếu trước mắt và lâu dài của đất nước.

1.2.3. Nâng cao vị thế và uy tín quốc tế của Trường ĐHKHTN

- Mô hình, cơ cấu tổ chức và các tiêu chí phát triển của Trường ĐHKHTN phù hợp, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và xếp hạng đại học.

- Các chương trình đào tạo tài năng, chất lượng cao, tiên tiến, chuẩn quốc tế của Trường ĐHKHTN đạt trình độ khu vực và quốc tế. Văn bằng, học phần và tín chỉ tích lũy tại Trường ĐHKHTN được nhiều trường đại học trên thế giới công nhận. Thực hiện tốt việc trao đổi sinh viên và giảng viên với các trường đại học trên thế giới. Thu hút nhiều giảng viên và sinh viên quốc tế tới làm việc và học tập tại Trường.

- Một số chương trình đào tạo tiên tiến của nước ngoài được chuyển giao và tổ chức đào tạo tại Trường ĐHKHTN.

Các chỉ tiêu cơ bản của Chiến lược phát triển được tổng hợp ở Phụ lục.

2. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

2.1. Đào tạo

2.1.1. Tiếp tục triển khai thực hiện và phát triển các chương trình đào tạo thuộc Nhiệm vụ chiến lược, đặc biệt quan tâm và chú trọng chất lượng của các chương trình đào tạo cử nhân khoa học tài năng; xây dựng và phát triển một số ngành, chuyên ngành đạt chuẩn quốc tế cũng như một số chương trình đào tạo liên ngành mang tính ứng dụng, có nhu cầu xã hội cao.

2.1.2. Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp kiểm định chất lượng, nâng cao chất lượng đầu ra, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước.

2.1.3. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đào tạo sau đại học thông qua việc xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo liên kết quốc tế. Xây dựng cơ chế thu hút các giáo sư giỏi của nước ngoài đến giảng dạy và tham gia đồng hướng dẫn luận văn, luận án, cùng thực hiện các đề án hợp tác nghiên cứu, giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng đào tạo sau đại học.

2.1.4. Nâng cao vị thế của Trường THPT Chuyên KHTN như một vườn ươm nhân tài cho đất nước; tạo bản sắc riêng bằng mối liên hệ chặt chẽ giữa Trường THPT Chuyên KHTN với các đơn vị đào tạo khác trong Trường.

2.2. Khoa học và công nghệ

2.2.1. Đẩy mạnh chất lượng nghiên cứu cơ bản, hình thành các hướng nghiên cứu chuyên sâu, các trường phái khoa học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và đóng góp vào sự phát triển KH&CN nước nhà, xứng đáng với vị thế đại học hàng đầu của Việt Nam về khoa học cơ bản.

2.2.2. Phát triển một số lĩnh vực khoa học liên ngành: khoa học tính toán, khoa học vật liệu, năng lượng tái tạo, khoa học sự sống - công nghệ sinh học, khoa học - công nghệ môi trường, khoa học phân tích ứng dụng, khoa học về biến đổi khí hậu, khoa học - công nghệ biển. Tập trung nghiên cứu các giải pháp về tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế biển, phòng tránh và giảm thiểu rủi ro do biến đổi khí hậu, cảnh báo và chủ động ứng phó với thiên tai.

2.2.3. Gắn liền nghiên cứu khoa học với đào tạo, đặc biệt là đào tạo sau đại học, kết hợp nghiên cứu cơ bản và triển khai ứng dụng, gắn chặt với thực tiễn, đóng góp tích cực vào việc giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra, đặc biệt là các lĩnh vực mà Trường  có thế mạnh.

2.2.4. Xây dựng mô hình tổ chức các đơn vị nghiên cứu ứng dụng hợp lý, phù hợp với thế mạnh sẵn có của Trường ĐHKHTN, đạt hiệu quả hoạt động cao và đảm bảo sự phát triển bền vững. Xây dựng mới hoặc nâng cấp một số phòng thí nghiệm hiện có thành phòng thí nghiệm trọng điểm cấp ĐHQGHN và cấp Quốc gia với định hướng phát triển thành các trung tâm nghiên cứu xuất sắc (COE), có khả năng đề xuất và triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu lớn, có tính liên ngành cao và hợp tác quốc tế hiệu quả.

2.3. Hội nhập quốc tế

2.3.1. Đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong đào tạo, đặc biệt là những chương trình đào tạo thuộc Nhiệm vụ chiến lược và các chương trình thí điểm.

2.3.2.Tăng cường mức độ quốc tế hóa các hoạt động KH&CN, gắn liền với phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh, phòng thí nghiệm, trung tâm nghiên cứu phối hợp với nước ngoài, gia tăng tiềm lực KH&CN của Trường ĐHKHTN.

2.3.3. Tìm kiếm nguồn kinh phí cấp học bổng cho sinh viên nước ngoài tới học tập và nghiên cứu tại Trường ĐHKHTN. Tạo cơ chế để có nhiều Giáo sư và các nhà khoa học từ các Trường đại học, các Viện nghiên cứu nước ngoài tới giảng dạy và nghiên cứu tại Trường.

3. CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN

3.1. Đổi mới quản trị đại học

3.1.1. Hoàn thiện các văn bản quản lý, cơ chế điều hành, đảm bảo phát huy quyền chủ động, sáng tạo và trách nhiệm xã hội cao của các đơn vị và cá nhân trong Trường. Đánh giá hiệu quả hoạt động đào tạo, KH&CN và đầu tư theo chất lượng sản phẩm đầu ra; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; đẩy mạnh và thực hiện hiệu quả công tác giám sát nội bộ trong các lĩnh vực hoạt động ở các đơn vị trong Trường.

3.1.2. Tạo dựng môi trường, điều kiện làm việc thân thiện, dân chủ, công bằng, đồng thuận, tiện nghi, thúc đẩy sáng tạo, tự do học thuật. Xây dựng và phát triển văn hóa chất lượng, văn hoá công sở trong Nhà trường.

3.1.3. Áp dụng quản trị đại học theo số lượng và chất lượng sản phẩm đầu ra, tiếp cận hệ thống, liên ngành. Triển khai thực hiện bộ chỉ số đánh giá hoàn thành nhiệm vụ, các chỉ số cốt lõi của đại học nghiên cứu.

3.1.4. Thực hiện cải cách và hiện đại hóa công tác hành chính, áp dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong mọi hoạt động. Đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá hình ảnh và xây dựng thương hiệu.

3.2. Hoàn thiện mô hình tổ chức và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học trình độ cao

3.2.1. Xây dựng và vận hành mô hình đại học nghiên cứu. Thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ theo phương thức tiếp cận quản trị nhân lực của đại học nghiên cứu tiên tiến. Thực hiện chính sách đầu tư tương xứng với tiềm năng của cán bộ và mức độ ưu tiên của công việc.

3.2.2. Thực hiện Đề án phát triển đội ngũ cán bộ trình độ cao theo nhóm nhiệm vụ, nhóm lĩnh vực, khung năng lực và chuẩn chức danh, phù hợp với tiêu chí của đại học nghiên cứu về quy mô, cơ cấu và trình độ.

3.2.3. Tập trung nguồn lực phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh, trong đó có một số nhóm nghiên cứu đạt trình độ quốc tế, gắn liền với việc xây dựng các Viện/Trung tâm/Phòng thí nghiệm nghiên cứu tiên tiến.

3.2.4. Thực hiện chính sách thu hút, khuyến khích, tôn vinh và đãi ngộ các nhà khoa học có trình độ cao; thu hút các nhà khoa học quốc tế đến giảng dạy, nghiên cứu và lãnh đạo nhóm nghiên cứu.

3.2.5. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ công chức, viên chức và người lao động theo chức danh và quy hoạch; nâng cao tính chuyên nghiệp, trách nhiệm khi thi hành công vụ.

3.2.6. Phát triển các diễn đàn khoa học nhằm nâng cao tính phản biện, tư vấn khoa học, tạo sự liên thông giữa các đơn vị; phát hiện, thu hút và tăng cường sự tham gia của các nhà khoa học xuất sắc trong và ngoài nước vào các chương trình đào tạo và nghiên cứu của Trường.

3.3. Tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo

3.3.1. Áp dụng một số giải pháp phù hợp và đồng bộ để nâng cao chất lượng tuyển sinh của các bậc học. Tập trung thu hút nguồn tuyển sinh đại học từ học sinh các trường trung học phổ thông chuyên.

3.3.2. Điều chỉnh chương trình đào tạo theo hướng đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực trong nước và tiếp cận với trình độ của các trường đại học tiên tiến trên thế giới.

3.3.4. Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học. Kết hợp chặt chẽ việc trang bị kiến thức với bồi dưỡng tư duy sáng tạo, kỹ năng làm việc theo nhóm và năng lực lãnh đạo cho người học. Nâng cao năng lực tự học, khả năng làm việc độc lập và các kỹ năng mềm cho sinh viên.

3.3.5. Đầu tư trang thiết bị các phòng thí nghiệm phục vụ đào tạo và nghiên cứu theo hướng từng bước đạt chuẩn quốc tế. Đẩy mạnh công tác biên soạn giáo trình, bài giảng.

3.3.6. Chủ động thực hiện thành công các chương trình đào tạo tài năng, chất lượng cao và các chương trình đào tạo tiên tiến cũng như các chương trình thuộc nhiệm vụ chiến lược của ĐHQGHN.

3.3.7. Hàng năm thực hiện việc kiểm định các chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn của ĐHQGHN và của quốc tế.

3.3.8. Đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong đào tạo, tăng cường các chương trình hợp tác trao đổi cán bộ, sinh viên với các đối tác quốc tế chiến lược của Trường.

3.4. Hiện đại hóa cơ sở vật chất

3.4.1. Tích cực phối hợp, thúc đẩy tiến độ Dự án xây dựng Trường ĐHKHTN tại Hoà Lạc. Chủ động tìm kiếm đối tác, huy động các nguồn vốn đầu tư cho cơ sở mới của Trường tại Hòa Lạc.

3.4.2. Cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất hiện có theo hướng hợp lý, hiệu quả để đáp ứng yêu cầu đào tạo, nghiên cứu trong thời gian chưa chuyển đến cơ sở mới tại Hòa Lạc.

3.4.3. Xây dựng và triển khai có hiệu quả các dự án đầu tư chiều sâu, kết hợp đầu tư nâng cấp hoặc xây dựng mới một số trung tâm, viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm gắn với các nhóm nghiên cứu mạnh và nhóm sản phẩm KH&CN trọng điểm để nâng cao năng lực đào tạo và nghiên cứu tương thích với mục tiêu và kế hoạch phát triển đào tạo, KH&CN.

3.4.4. Phát triển nguồn học liệu đáp ứng được yêu cầu của đại học nghiên cứu tiên tiến. Quy hoạch và phát triển hệ thống thư viện hiện đại.

3.4.5. Đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý, điều hành, cũng như thực hiện các hoạt động đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao tri thức.

3.5. Gia tăng các nguồn lực tài chính

3.5.1. Phát triển các chương trình đào tạo chất lượng cao, tiên tiến, tài năng, đạt chuẩn quốc tế, các chương trình đào tạo theo Đề án 911, 165, 599 và các chương trình đào tạo liên kết quốc tế nhằm tăng nguồn thu từ hoạt động đào tạo.

 3.5.2. Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các chương trình, dự án lớn về KH&CN nhằm thu hút đầu tư của Nhà nước, của các tổ chức quốc tế, đồng thời thúc đẩy việc tiếp cận nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế lớn để tăng cường kinh phí cho hoạt động KH&CN và đem lại hiệu quả đầu tư cao, thương mại hóa được sản phẩm KH&CN.

3.5.3. Phát triển các đơn vị (Công ty và Trung tâm) và loại hình dịch vụ để tăng nguồn thu sự nghiệp.

3.5.4. Đẩy mạnh vận động tài trợ từ các nhà tài trợ, trong đó có Hội cựu sinh viên của Trường.

3.6. Nâng cao hiệu quả các hoạt động hợp tác phát triển

3.6.1. Xây dựng môi trường, cơ chế, thủ tục và chính sách phù hợp để phát triển quan hệ hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước trên nguyên tắc các bên cùng có lợi.

3.6.2. Xác lập hệ thống đối tác chiến lược trong và ngoài nước. Triển khai hợp tác thông qua các chương trình nghiên cứu, đào tạo phối hợp  các nhóm nghiên cứu mạnh.

3.6.3. Xây dựng và phát triển mô hình hợp tác Trường - Viện - Doanh nghiệp - Địa phương, thu hút các chuyên gia khoa học, nhà quản lý, doanh nhân tham gia giảng dạy, nghiên cứu theo mô hình phối hợp.

3.6.4. Tăng cường kết nối các hoạt động đào tạo, nghiên cứu, hợp tác và chuyển giao tri thức với các đối tác, đặc biệt là với các tập đoàn kinh tế, các địa phương, các trường đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài nước.

4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Trường ĐHKHTN: Tổ chức xây dựng và thực hiện tốt các kế hoạch 5 năm và kế hoạch nhiệm vụ hàng năm.

Các đơn vị trực thuộc: Phổ biến sâu rộng nội dung của Chiến lược đến tất cả các bộ phận trong đơn vị và toàn thể công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh. Đồng thời, giới thiệu rộng rãi Chiến lược đến các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước có liên quan.

Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển của đơn vị phù hợp với chiến lược phát triển của Nhà trường và kế hoạch hành động cụ thể hàng năm của đơn vị.

Hàng năm, Nhà trường và các đơn vị tổ chức đánh giá kết quả thực hiện và điều chỉnh  Chiến lược (nếu cần thiết) cho phù hợp với tình hình thực tế.

Giới thiệu
  • Website cựu sinh viên