Giới thiệu

Giám đốc phòng thí nghiệm: GS.TSKH. Lưu Văn Bôi; GS. Maieda ((Đồng giám đốc))

Hướng nghiên cứu chính

- Hợp tác phát triển công nghệ tiên tiến xây dựng vùng nguyên liệu để sản xuất diesel sinh học

- Phát triển công nghệ tích hợp, kết hợp tách chiết các chất làm thuốc (thực phẩm chức năng) từ hạt các cây lấy dầu

- Phát triển công nghệ sản xuất nhiên liệu sinh học

- Pha chế và sử dụng nhiên liệu cho các phương tiện giao thông; nghiên cứu ảnh hưởng của lên các chi tiết động cơ

- Phát triển công nghệ sản xuất hydro hiệu suất cao làm nhiên liệu

- Phát triển công nghệ phụ gia từ acid béo tự do, glycerin phế thải của quá trình sản xuất diesel sinh học -

- 5 từ khóa về hướng nghiên cứu chính: Năng lượng sinh học, nhiên liệu sinh học, sản xuất hydro, chất làm thuốc

Mục tiêu

Ngắn hạn:

- Đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp trình độ cao, có khả năng tổ chức nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực năng lượng sinh học;

- Nghiên cứu phát hoàn thiện nghệ tiên tiến lựa chọn giống cấy thích hợp để trồng trên các vùng đất trống, đồi trọc, đất bạc màu, đất hoàn thổ của các vùng khai thác khoảng sản… để tạo vùng nguyên liệu lấy dầu sản xuất diesel sinh học;

- Hoàn thiện công nghệ sạch, hiệu quả cao, thân thiện với môi trường để sản xuất diesel sinh học có chất lượng đạt chuẩn quốc tế;

- Thử nghiệm dầu diesel sinh học sản xuất được cho các động cơ đốt trong (ô-tô, tàu thủy, tàu hỏa…); xác định hàm lượng và thành phần khí thải từ các loại động cơ sử dụng diesel sinh học và so sánh với diesel dầu mỏ và khảo sát ảnh hưởng của diesel sinh học lên các phụ kiện động cơ;

- Tìm đối tác chuyển giao công nghệ, liên doanh, liên kết sản xuất diesel sinh học quy mô 1-3 tấn/ngày và bắt đầu thương mại hóa sản phẩm từ năm 2016.

Dài hạn:

- Nghiên cứu đa đạng hóa các loại cây lấy dầu phù hợp với các vùng dất, vùng khí hậu, tạo ra các vùng nguyên liệu tập trung, bền vững để sản xuất diesel sinh học;

- Phát triển công nghệ mới, liên tục, hiệu quả kinh tế cao để sản xuất diesel sinh học đạt chất lượng quốc tế;

- Phát triển công nghệ tích hợp - kết hợp sản xuất các hợp chất làm thuốc (hoặc thực phẩm chức năng) với sản xuất diesel sinh học, tạo ra nhiên liệu có giá thành cạnh tranh với diesel dầu mỏ;

- Xây dựng và đề xuất kịch bản mới để phát triển nhiên liệu sinh học ở Việt Nam, hiệu quả kinh tế cao, kết hợp trồng rừng cây đa lợi ích (tạo rừng đầu nguồn, chống lụt bảo, chống sạt lở, đảm bảo an ninh quốc phòng, lấy dầu sản xuất diesel sinh học, tạo thu nhập ổn định, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào thiểu số;

- Phát triển và đa dạng hóa sản phẩm, tìm đối tác liên doanh, liên kết, từ năm 2017 sản xuất và thương mại hóa diesel sinh học và các sản phẩm đồng hành quy mô 5-10 tấn/ngày.

Sản phẩm chính

- 2000 ha trẩu năng suất cao ở vùng Tây-Bắc và miền Trung.

- 300 ha cây Hồng hoa ở vùng Tây –Bắc; Tây Nguyên và các tỉnh trung du Bác Bộ.

- 300 ha Cây Pongamia Pinatta ở các vùng khai thác khoáng sản Quảng Ninh; vùng Tây Bắc.

- Vitamin E chất lượng làm thức ăn, mỹ phẩm và dược phẩm.

- Phytosterol làm thực phẩm hỗ trợ giảm mở máu, ức chế bệnh ung thư, giảm huyết áp.

- Các Omega acid làm thực phẩm chức năng.

- Công nghệ mới, liên tục sản xuất nhiên liệu sinh học quy mô 3 tấn/ ngày (2016), 5-10 tấn/ ngày.

- Nhiên liệu B5, B10, B20, B50

- Sử dụng nhiên liệu cho các tàu du lịch Vịnh Hạ Long; xe buyt Hà Nội và Tp. HCM; một số tuyến tàu Hỏa.

- Xúc tác nano kim loại kép.

- Công nghệ sử dụng xúc tác nano kim loại kép sản xuất hydro hiệu suất cao. 

- Phụ gia ổn nhiệt cho polime; Chất dẻo hóa cao su và nhựa; Phụ gia giảm nhiệt độ đông đặc cho dầu thô và diesel sinh học; Phụ gia mỹ phẩm, dược phẩm.

  • Website cựu sinh viên