Khám phá tiềm năng về dược chất, độc tính và kinh tế- xã hội của những chiết xuất tự nhiên tại khu vực phía Bắc Việt Nam

Đây là nội dung sự kiện Hội nghị quốc tế do Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHKHTN, ĐHQGHN) chủ trì diễn ra tại Hà Nội, ngày 08/11/2022.

Khám phá tiềm năng về dược chất, độc tính và kinh tế- xã hội của những chiết xuất tự nhiên tại khu vực phía Bắc Việt Nam

Tham dự hội nghị, về phía khách mời có: Bà Nguyễn Thị Phương Lan, đại diện Cục quản lý Y dược cổ truyền - Bộ Y tế; Ông Vũ Văn Đạt, đại diện Vụ KHXH, Nhân văn và Tự nhiên - Bộ Khoa học và Công nghệ; TS. Võ Thành Phong, Ban Tuyên giáo Trung ương; PGS.TS. Chu Kỳ Sơn, Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm – Đại học Bách khoa Hà Nội; PGS. TS. Trương Quốc Phong, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm – Đại học Bách khoa Hà Nội; PGS. TS. Đồng Văn Quyền, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; PGS. TS. Đinh Đoàn Long, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội; cùng hơn 150  đại biểu đến từ các Trường đại học, Viện nghiên cứu, Công ty dược liệu, dược mỹ phẩm tham dự.

Về phía Trường ĐHKHTN có PGS.TS. Trần Quốc Bình, Phó Hiệu trưởng Nhà trường, GS.TS. Phan Tuấn Nghĩa, Nguyên Phó Hiệu trưởng Nhà trường, PGS.TS. Hoàng Thị Minh Thảo, Trưởng phòng Khoa học và Công nghệ, PGS.TS. Trương Thanh Tú, Trưởng phòng Hợp tác và Phát triển, cùng các giảng viên, nghiên cứu viên khoa Sinh học.

Khám phá tiềm năng về dược chất, độc tính và kinh tế- xã hội của những chiết xuất tự nhiên tại khu vực phía Bắc Việt Nam

PGS.TS. Trần Quốc Bình, Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKHTN phát biểu khai mạc hội nghị

Phát biểu tại Lễ khai mạc, PGS.TS. Trần Quốc Bình, Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKHTN cho biết: “Các sản phẩm tự nhiên có hoạt tính sinh học ngày càng được quan tâm trong cuộc sống cũng như trong y học hiện đại; Các nghiên cứu về cây thuốc ngày càng trở nên quan trọng hơn. Trước thực trạng đó, và với sự tài trợ vô cùng quý giá của tổ chức ARES của Bỉ, các cán bộ Khoa Sinh học đã triển khai dự án hợp tác với các đối tác Bỉ từ Đại học Liege, Đại học Mons và Đại học Namur, để khám phá tiềm năng sinh học và dược lý của 22 cây thuốc khu vực phía Bắc Việt Nam. Đến thời điểm này, dự án gây ấn tượng bởi số lượng các bài báo khoa học và hiệu quả của nó về mặt nâng cao năng lực. Thông qua hội nghị này, chúng ta sẽ có thông tin chi tiết về kết quả của dự án, và quan trọng hơn là về các cơ hội thực tế mà dự án có thể mang lại, về giá trị thực tiễn của nghiên cứu và hợp tác trong nước, cũng như hợp tác quốc tế giữa các bên liên quan”.

Khám phá tiềm năng về dược chất, độc tính và kinh tế- xã hội của những chiết xuất tự nhiên tại khu vực phía Bắc Việt Nam

Giáo sư Marc. Muller (Đại học Liege, chủ nhiệm dự án) giới thiệu tổng quan về dự án ARES.

Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe báo cáo Tổng quan về kết quả dự án ARES cùng các bài trình bày về dược liệu, y học cổ truyền như: Thị trường dược liệu ở miền núi phía Bắc Việt Nam: tiềm năng và cơ hội dưới góc nhìn kinh tế - xã hội; Các chất có hoạt tính sinh học chiết xuất từ cây dược liệu tại Việt Nam, hoạt tính chống ung thư của các dịch chiết từ một số cây thuốc,…

Khám phá tiềm năng về dược chất, độc tính và kinh tế- xã hội của những chiết xuất tự nhiên tại khu vực phía Bắc Việt Nam

Các thành viên tham dự cũng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm và đề xuất tiếp tục phát triển sáng kiến về mô hình “Liên kết nghiên cứu sản xuất dược liệu theo chuỗi sản phẩm thương mại ứng dụng nền tảng hợp tác đa ngành khoa học” phù hợp với nhu cầu thị trường để nhằm mục đích: (1) tạo ra sinh kế từ dược liệu cho các cộng đồng miền núi phía Bắc; (2) khai thác bền vững nguồn gen dược liệu quý hiếm của Việt Nam; (3) phát huy được vai trò của các bài thuốc cổ truyền kết hợp với nghiên cứu khoa học.

Khám phá tiềm năng về dược chất, độc tính và kinh tế- xã hội của những chiết xuất tự nhiên tại khu vực phía Bắc Việt Nam
Khám phá tiềm năng về dược chất, độc tính và kinh tế- xã hội của những chiết xuất tự nhiên tại khu vực phía Bắc Việt Nam

Các đại biểu trao đổi và đặt câu hỏi cho diễn giả.

Sau các phần trình bày là phiên thảo luận. Nhiều báo cáo đã được các đại biểu quan tâm đặt câu hỏi cho báo cáo viên; nhiều vấn đề cần làm rõ đã được các đại biểu trao đổi, thảo luận.

Khám phá tiềm năng về dược chất, độc tính và kinh tế- xã hội của những chiết xuất tự nhiên tại khu vực phía Bắc Việt Nam

PGS.TS. Trần Quốc Bình trao chứng nhận cho các công ty tài trợ cho Hội nghị (từ trái sang: đại diện Công ty Cổ phần Sao Thái Dương, Công ty Cổ phần Dược Mỹ phẩm CVI, Công ty TNHH Thiết bị Khoa học Kỹ thuật An Dương và Công ty BCE Việt Nam)

Việt Nam là một trong những quốc gia có tài nguyên phong phú về cả hệ sinh thái thực vật cũng như hệ vi sinh vật, đặc biệt là vùng miền núi phía Bắc. Dựa vào đó, nền y học cổ truyền lâu đời của Việt Nam cũng đã sử dụng các loại cây đặc hữu để đưa vào trong các bài thuốc dân gian, tuy nhiên phần lớn các cơ chế sinh học của các bài thuốc này vẫn chưa được nghiên cứu và làm sáng tỏ. Bên cạnh đó, việc khai thác các cây dược liệu bản địa còn nhiều bất cập ở khu vực phía Bắc Việt Nam, chưa tương xứng với tiềm năng và chưa đóng góp được nhiều cho sự phát triển kinh tế địa phương.

Khám phá tiềm năng về dược chất, độc tính và kinh tế- xã hội của những chiết xuất tự nhiên tại khu vực phía Bắc Việt Nam
Khám phá tiềm năng về dược chất, độc tính và kinh tế- xã hội của những chiết xuất tự nhiên tại khu vực phía Bắc Việt Nam

Các đại biểu thăm quan và nghe thuyết trình poster.

Khám phá tiềm năng về dược chất, độc tính và kinh tế- xã hội của những chiết xuất tự nhiên tại khu vực phía Bắc Việt Nam

Các đại biểu chụp ảnh kỷ niệm.

Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN là một trong những đơn vị tiên phong nghiên cứu về các sản phẩm tự nhiên, cây thuốc và hệ vi sinh vật ở miền Bắc Việt Nam. Các nhóm nghiên cứu thuộc Khoa Sinh học đã phối hợp với các đối tác của Đại học Liège, Đại học Mons, Đại học Namur (Bỉ) và nhóm nghiên cứu trường Đại học Khoa học Xã hội nhân văn (ĐHQGHN) để triển khai dự án “Khám phá tiềm năng về dược chất, độc tính và kinh tế- xã hội của những chiết xuất tự nhiên tại khu vực phía Bắc Việt Nam”. Dự án do Quỹ của Viện Hàn lâm nghiên cứu và giáo dục Đại học Bỉ (ARES) tài trợ từ năm 2017-2022.

 

Các thành tựu dự án đã đạt được:

  • 03 nghiên cứu sinh của khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN đã được dự án đào tạo và thực hiện thành công các đề tài nghiên cứu tại trường đại học Bỉ.
  • 15 bài báo công bố khoa học trên các tạp chí quốc tế uy tín.
  • 07 báo cáo tham luận nghiên cứu tại các hội nghị khoa học quốc tế.
  • 13 ông lang, bà mế của tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang và 10 sinh viên Trường Y học cổ truyền Tuệ tĩnh được đào tạo để tham gia quá trình nghiên cứu tại địa phương.
  • 01 nghiên cứu “Thị trường dược liệu ở Miền núi phía Bắc Việt Nam: Tiềm năng và cơ hội, dưới góc nhìn kinh tế xã hội” đã được triển khai tại các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Ninh, Lào Cai và Hòa Bình.
  • 22 loài thực vật được thu thập để nghiên cứu các nhóm đặc tính, các kết quả nghiên cứu đạt được:

+ Thử nghiệm hoạt động chống ung thư: Các thử nghiệm trên dòng tế bào ung thư vú và dòng tế bào Hela đã được hoàn thành với tất cả các chiết xuất của các mẫu thực vật thu thập từ cây cây Mộc tặc Trãi, cây Khô sâm, cây Phòng phong thảo.

+ Thử nghiệm hoạt tính chống viêm: Các thử nghiệm này đã được tiến hành với 14/20 chất chiết xuất. Kết quả sơ bộ cho thấy các hoạt động có triển vọng hơn của các trích đoạn từ cây bọ mẩy, cây gắm núi, hoàng liên ô rô lá dày và cây bòn bọt.

+ Thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn: Các thử nghiệm về MRSA và vi khuẩn kháng carbapenem đã được tiến hành với hầu hết các chất chiết xuất. Các chất chiết xuất của cây gắm núi, cây bùm bụp, cây mạn mân và cây dạ cẩm,

+ Thử nghiệm hoạt tính kháng nấm: Các thử nghiệm trên các loại nấm khác nhau bao gồm Penicillium digitatum, Aspergillus niger, Aspergillus flavus, Aspergillus fumigatus và Candida albicans đã được hoàn thành với tất cả các chất chiết xuất và một số phân lập vi sinh vật nội sinh. Các hoạt động kháng nấm mạnh đã được quan sát thấy với chất chiết xuất từ ​​cây hoàng liên ô rô lá dày, cây gắm núi, cây đa lá lệch

+ Thử nghiệm hoạt tính kháng vi rút: Các thử nghiệm về vi rút tiêu chảy dịch lợn (PED), một loại coronavirus, đã được thực hiện bằng cách sử dụng 19/20 chất chiết xuất từ ​​ethanol và 17/20 chất chiết xuất từ ​​nước. Kết quả tốt nhất đạt được khi chiết xuất từ cây trứng cuốc, hoàng liên ô rô lá dày, bumg bụp, khổ sâm, bòn bọt, râu hùm, dây đau xương, mộc hương lá nhọn.

+ Thử nghiệm độc tính với phôi: Các thử nghiệm trên phôi cá ngựa vằn đã được thực hiện bằng cách sử dụng chiết xuất của 20 cây. Theo kết quả, độc tính của mỗi chiết xuất có thể được phân loại là "rất độc", "độc nhẹ" hoặc "không độc".

+ Các thử nghiệm bổ sung cũng đã được tiến hành trên dòng tế bào HIK, cho thấy tính độc tế bào cao của các chất chiết xuất từ ​​KT01, KT02, KT09 đối với dòng tế bào này.

+ Các xét nghiệm chống viêm kích hoạt tế bào T cũng được thực hiện.

+ Ngoài ra, các thử nghiệm đã được phát triển để kiểm tra tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và phát triển của các chất chiết xuất trên ấu trùng cá ngựa vằn.

 Danh mục cây thuốc được sử dụng nghiên cứu:

STT

Tên Việt Nam

Tên khoa học

1

Tô mộc

Caesalpinia sappan L.

2

Bồ công anh cao

Lactuca indica L.

3

Mộc tặc trãi

Equisetum diffusum D. Don

4

Cỏ tháp bút xòe

Equisetum ramosissimum Desf. 

5

Bòn bọt

Glochidion eriocarpum Champ. ex Benth.

6

Phòng phong thảo

Anisomeles indica (L.) Kuntze

7

Bọ mẩy

Clerodendrum cyrtophyllum Tucz.

8

Tiết dê lá dày

Pericampylus glaucus (Lam.) Merr.

9

Hoàng Liên ôrô lá dày

Mahonia bealei (Fortune) Pynaert

10

Đa lá lệch

Ficus semicordata Buch.-Ham. ex Sm.

11

Gắm núi

Gnetum montanum Markgr.

12

Râu hùm

Tacca chantrieri André

13

Náng hoa trắng

Crinum asiaticum L.

14

Bùm bụp

Mallotus barbatus Müll.Arg.

15

Mạn mân

Aganope balansae (Gagnep.) P.K.Lôc

16

Dạ cẩm

Hedyotis capitellata Wall. ex G.Don

17

Trứng cuốc

Stixis scandens Lour.

18

Lan kiếm

Cymbidium aloifolium (L.) Sw. 

19

Khổ Sâm

Croton kongensis Gagnep.

20

Dây đau xương

Tinospora sinensis  (Lour.) Merr.

21

Phòng kỷ xuân liên

Aristolochia xuanlienensis N.T.T Huong, B. H. Quang & J. S Ma

22

Mộc hương lá nhọn

Aristolochia acuminata Lam.

  • Website cựu sinh viên