Nghiên cứu xây dựng phương pháp, công nghệ dự báo dòng chảy mùa cạn, thời hạn 10 ngày, tháng, mùa đến biên giới Việt - Trung

Ngày 12/12/2023, Hội thảo khoa học đề tài “Nghiên cứu xây dựng phương pháp, công nghệ dự báo dòng chảy mùa cạn, thời hạn 10 ngày, tháng, mùa đến biên giới Việt - Trung” đã diễn ra tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN.

Nghiên cứu xây dựng phương pháp, công nghệ dự báo dòng chảy mùa cạn, thời hạn 10 ngày, tháng, mùa đến biên giới Việt - Trung

Trên thế giới có 260 lưu vực sông quốc tế. Các lưu vực sông này là nơi cư trú của 40% tổng số dân cư trên thế giới. Các con sông quốc tế cung cấp khoảng 60% tổng lượng nước ngọt trên thế giới. Vì vậy sông quốc tế đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát triển toàn cầu cũng như của các quốc gia. Trước nhu cầu nước ngày càng gia tăng khiến các quốc gia có hoặc không có sông quốc tế đã khai thác nhiều hơn nhu cầu nước của các con sông để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước. Điều này gây nguy cơ sụp đổ lợi ích sử dụng nước cũng như suy thoái hệ sinh thái.

Trong việc triển khai khai thác tài nguyên nước quốc tế, các quốc gia thượng nguồn thường được hưởng lợi và chiếm thế chủ động, các quốc gia hạ nguồn thường thiệt thòi hơn. Việt Nam nằm ở hạ nguồn hai con sông lớn là sông Mekong và sông Hồng phải đổi mặt với thách thức quản lý và khai thác tài nguyên nước sông quốc tế. Việc suy giảm nguồn nước, dòng chảy mùa kiệt và hạ thấp lòng dẫn sông Hồng ở hạ lưu gây ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp, môi trường sinh thái, hạ tầng. Sự thay đổi chế độ thuỷ văn, xây dựng thuỷ điện đều đóng góp vào tình trạng này.

Nghiên cứu xây dựng phương pháp, công nghệ dự báo dòng chảy mùa cạn, thời hạn 10 ngày, tháng, mùa đến biên giới Việt - Trung
Không khí tại buổi Hội thảo

Trước tính cấp bách đó, Nhiệm vụ 562, nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ Quốc gia đã được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt và triển khai với nội dung “Nghiên cứu xây dựng phương pháp, công nghệ dự báo dòng chảy mùa cạn, thời hạn 10 ngày, tháng, mùa đến biên giới Việt - Trung”. Đề tài tập trung vào việc dự báo dòng chảy mùa cạn của sông Hồng tại phần thượng nguồn thuộc lãnh thổ hai nước láng giềng Lào và Trung Quốc. Việc này quan trọng để cải thiện việc quản lý tài nguyên nước cũng như chuẩn bị cho các tình huống hạn hán ở Việt Nam. 

Sau gần một năm triển khai thực hiện ngày 12/12/2023, nhóm nghiên cứu do PGS.TS. Nguyễn Tiền Giang, Khoa Khí tượng Thuỷ văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN làm chủ nhiệm đề tài đã tổ chức Hội thảo khoa học nhằm trình bày các kết quả bước đầu đạt được cũng như giới thiệu kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ trong thời gian tới.

Đến tham dự buổi Hội thảo có sự hiện diện của đại diện Văn phòng các chương trình trọng điểm cấp Nhà nước, Bộ Khoa học & Công nghệ; Viện Địa lý; Trung tâm Quy hoạch Điều tra Tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên & Môi trường; Công ty CP Tư vấn Xây dựng điện PECC1, Trung tâm Mạng lưới Khí tượng Thuỷ văn cùng đông đảo các chuyên gia đầu ngành thuộc lĩnh vực khí tượng thuỷ văn, biến đổi khí hậu. Về phía Trường ĐHKHTN, có sự hiện diện của PGS.TS. Trần Quốc Bình, Phó Hiệu trưởng Nhà trường; đại diện lãnh đạo Khoa Khí tượng Thuỷ văn và Hải dương học, Khoa Địa lý; lãnh đạo Trung tâm Động lực học Thủy khí Môi trường. Đặc biệt Hội thảo có sự tham dự của đông đảo các thành viên tham gia đề tài.

Nghiên cứu xây dựng phương pháp, công nghệ dự báo dòng chảy mùa cạn, thời hạn 10 ngày, tháng, mùa đến biên giới Việt - Trung

Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS. Trần Quốc Bình, Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKHTN bày tỏ niềm vinh dự khi Trường ĐHKHTN được Bộ Khoa học và Công nghệ tin tưởng giao chủ trì đề tài mang tính cấp thiết không chỉ đối với ngành thuỷ điện mà còn đối với ngành nông nghiệp trồng trọt và các ngành kinh tế xã hội khác.

Đứng trước một đề tài phức tạp, phụ thuộc nhiều vào số liệu và đòi hỏi các phương pháp hiện đại, tiên tiến, Trường ĐHKHTN rất trân trọng sự hỗ trợ, giúp đỡ của các cơ quan bạn trong thời gian qua. Nhờ vậy, trong năm đầu tiên triển khai đề tài, nhóm nghiên cứu đã bước đầu hoàn thiện cơ sở dữ liệu, chuẩn bị sẵn sàng cho các kế hoạch triển khai tiếp theo.

Nghiên cứu xây dựng phương pháp, công nghệ dự báo dòng chảy mùa cạn, thời hạn 10 ngày, tháng, mùa đến biên giới Việt - Trung

Trình bày báo cáo tổng quan về đề tài độc lập quốc gia “Nghiên cứu xây dựng phương pháp, công nghệ dự báo dòng chảy mùa cạn, thời hạn 10 ngày, tháng, mùa đến biên giới Việt - Trung”, PGS.TS. Nguyễn Tiền Giang, chủ nhiệm đề tài cho biết, xuất phát từ các vấn đề như biến đổi chế độ thuỷ văn do các hoạt động của con người ở thượng lưu, thiếu nước cho mùa kiệt, thiếu thông tin phần thượng lưu vực sông Hồng cho thấy tính cấp thiết của đề tài. Việc có được các thông tin dự báo hạn nội mùa và mùa từ phần thượng lưu ngoài lãnh thổ sẽ giúp ích cho công tác vận hành hệ thống hồ chứa, lên kế hoạch phân bổ nguồn nước và chuẩn bị các tình huống ứng phó với hạn hán trong mùa kiệt ở phần hạ lưu Việt Nam.

Chia sẻ về mục tiêu của đề tài, PGS.TS. Nguyễn Tiền Giang hy vọng các kết quả nghiên cứu từ đề tài sẽ là minh chứng về độ tin cậy cho các phương pháp, công nghệ dự báo dòng chảy được áp dụng trong điều kiện không có hoặc có rất ít tài liệu, đề nhân rộng ra cho các lưu vực sông quốc tế khác. Bên cạnh đó kết quả của đề tài còn phục vụ trực tiếp cho các nghiên cứu, các dự án khai thác sử dụng nguồn nước sông Hồng đang và sẽ triển khai một cách toàn diện, tối ưu, hiệu quả cho phát triển kinh tế xã hội ở Đồng bằng Bắc bộ. Xa hơn nữa, sau này nếu có một thỏa thuận hay một hiệp định về sông Hồng giữa Việt Nam và Trung Quốc thì kết quả đề tài sẽ góp thêm một tư liệu giá trị vào tài liệu chung để hai bên phối hợp chia sẻ hoặc đàm phán.

Cũng tại Hội thảo, đại diện các thành viên trong nhóm nghiên cứu đã trình bày các nội dung nghiên cứu đã và đang triển khai trong đề tài:

Nghiên cứu xây dựng phương pháp, công nghệ dự báo dòng chảy mùa cạn, thời hạn 10 ngày, tháng, mùa đến biên giới Việt - Trung

ThS. Phạm Duy Huy Bình, Trung tâm Động lực học Thủy khí Môi trường, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN trình bày báo cáo “Xây dựng cơ sở dữ liệu đa nguồn, đa thời gian phục vụ trong mô phỏng và dự báo dòng chảy xuyên biên giới. Ứng dụng cho thượng lưu sông Hồng”.

Nghiên cứu xây dựng phương pháp, công nghệ dự báo dòng chảy mùa cạn, thời hạn 10 ngày, tháng, mùa đến biên giới Việt - Trung

ThS. Trần Mạnh Cường đại diện nhóm nghiên cứu Viện Khoa học Tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường, trình bày báo cáo “Xây dựng các đường đặc tính hồ chứa, công nghệ giám sát hồ chứa khi không có số liệu mặt đất”.

Nghiên cứu xây dựng phương pháp, công nghệ dự báo dòng chảy mùa cạn, thời hạn 10 ngày, tháng, mùa đến biên giới Việt - Trung

TS. Trịnh Tuấn Long, Trung tâm Động lực học Thủy khí Môi trường, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN trình bày báo cáo “Đánh giá, lựa chọn và xây dựng công cụ dự báo mưa hạn mùa ỏ khu vực thượng lưu sông Hồng”.

Nghiên cứu xây dựng phương pháp, công nghệ dự báo dòng chảy mùa cạn, thời hạn 10 ngày, tháng, mùa đến biên giới Việt - Trung

NCS. Khương Văn Hải, Trung tâm Công nghệ phần mềm thuỷ lợi trình bày báo cáo “Một số kết quả ban đầu trong ứng dụng mô hình VIC mô phỏng dòng chảy từ thượng lưu vực sông Đà đến biên giới”.

Tại buổi hội thảo, nhóm nghiên cứu đã nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà quản lý, các chuyên gia góp phần nâng cao chất lượng nghiệp vụ cũng như sản phẩm của đề tài.

Nghiên cứu xây dựng phương pháp, công nghệ dự báo dòng chảy mùa cạn, thời hạn 10 ngày, tháng, mùa đến biên giới Việt - Trung
Nghiên cứu xây dựng phương pháp, công nghệ dự báo dòng chảy mùa cạn, thời hạn 10 ngày, tháng, mùa đến biên giới Việt - Trung
Các chuyên gia, các nhà khoa học trao đổi, đóng góp ý kiến cho các nghiên cứu của đề tại Hội thảo

- Tên đề tài: Nghiên cứu xây dựng phương pháp, công nghệ dự báo dòng chảy mùa cạn, thời hạn 10 ngày, tháng, mùa đến biên giới Việt - Trung

- Thời gian thực hiện: 36 tháng (1/2023 - 12/2025)

- Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Nguyễn Tiền Giang, Khoa Khí tượng Thuỷ văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

- Thư ký đề tài: TS. Nguyễn Ý Như, Khoa Khí tượng Thuỷ văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

- Tổ chức chủ trì đề tài: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

- Các tổ chức phối hợp chính thực hiện đề tài: Viện Khoa học Tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường

  • Website cựu sinh viên