Bộ môn Tài nguyên & Môi trường đất

1. GIỚI THIỆU 

Bộ môn Tài nguyên và Môi trường đất - tiền thân là Bộ môn Thổ nhưỡng được thành lập năm 1966, nằm trong Khoa Sinh học, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Năm 1995, Bộ môn Thổ nhưỡng cùng với một số đơn vị khác đứng ra thành lập Khoa Môi trường, trực thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội và sau đó đổi tên thành Bộ môn Thổ nhưỡng và Môi trường đất. Năm 2017, Bộ môn tiếp tục được đổi tên thành Bộ môn Tài nguyên và Môi trường đất. Với truyền thống lịch sử phát triển lâu dài cùng đội ngũ cán bộ giảng viên, nhà khoa học có trình độ, Bộ môn hiện là một trong những đơn vị nòng cốt của Khoa Môi trường, tham gia đảm nhận nhiệm vụ đào tạo các ngành Khoa học môi trường, Khoa học đất và Công nghệ môi trường ở cả bậc đại học và sau đại học. Đến nay, Bộ môn đã đào tạo được trên 20 tiến sỹ, hàng trăm thạc sỹ và cử nhân. Bộ môn vẫn đang tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với các viện, trung tâm nghiên cứu trong và ngoài nước nhằm thu hút được nguồn lực phục vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học cũng như mở rộng được cơ hội việc làm cho sinh viên.

CÁC BẬC VÀ LĨNH VỰC ĐÀO TẠO

- ĐẠI HỌC: 1. Cử nhân Khoa học đất; 2. Cử nhân Khoa học môi trường; 3. Cử nhân Công nghệ môi trường

- SAU ĐẠI HỌC: 1. Thạc sỹ Khoa học đất; 2. Thạc sỹ Khoa học môi trường; 4.Tiến sỹ Khoa học đất; 5. Tiến sỹ Khoa học Môi trường; 6. Tiến sỹ Môi trường đất và nước

HƯỚNG NGHIÊN CỨU

- NGHIÊN CỨU CƠ BẢN: 1. Phát sinh học; 2. phân loại và phân hạng đất, 3. Vật lý đất; 4.Hóa học đất; 5. Sinh học đất.

- NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG: 1. Nghiên cứu xói mòn, rửa trôi; 2. Dinh dưỡng cây trồng; 3. Quy hoạch sử dụng bền vững đất đai; 4. Quan trắc môi trường đất; 5. Cải tạo đất thoái hóa; ô nhiễm; 6. Sản xuất chế phẩm compost 

2. ĐÀO TẠO 

Thực hiện chương trình đào tạo theo Chuẩn đầu ra, Bộ môn đang hướng đến mục tiêu đào tạo ra các sản phẩm là nguồn nhân lực khoa học chất lượng cao nhằm cung cấp và đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đồng thời hướng tới một xã hội phát triển nông nghiệp với trình độ kỹ thuật canh tác cao bền vững. Với phương châm gắn đào tạo lý thuyết với thực hành, lấy nghiên cứu để hỗ trợ giảng dạy, sản phẩm đào tạo của Bộ môn đã được trang bị kiến thức, kỹ năng và năng lực trình độ chuyên môn trên cơ sở nền tảng kiến thức lý thuyết khoa học cơ bản chuyên sâu gắn với mở rộng ứng dụng thực tiễn trong lĩnh vực nghiên cứu về khoa học đất, môi trường đất và công nghệ kỹ thuật xử lý ô nhiễm đất. Do đó, sản phẩm đầu ra gồm các sinh viên, học viên và nghiên cứu sinh sau khi hoàn thành chương trình đào tạo có năng lực chuyên môn công tác tại các cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực chuyên môn môi trường đất và nước; nông lâm nghiệp; quy hoạch và sử dụng bền vững tài nguyên đất; phòng ngừa, phục hồi, cải tạo đất suy thoái và xử lý đất ô nhiễm… 

Có thể khẳng định rằng sản phẩm đào tạo của bộ môn là một nguồn lực lao động khoa học chất lượng cao quan trọng góp phần đáp ứng nhu cầu cấp thiết của xã hội hiện nay trong phát triển nền nông nghiệp thông minh, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp bền vững trong nước và xuất khẩu lao động sang các quốc gia có nền nông nghiệp tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc, ISAREL,…Đặc biệt, sản phẩm đào tạo của Bộ môn sau khi tiếp tục du học ở các trường đại học, viện nghiên cứu có uy tín trên thế giới đã và đang được đánh giá tốt về năng lực chuyên môn nghiên cứu khoa học, đủ điều kiện kiến thức, kỹ năng, ngoại ngữ để giao lưu và hội nhập quốc tế.

3. NGHIÊN CỨU 

Bộ môn Tài nguyên và Môi trường đất hàng năm xuất bản 1 – 2 giáo trình và sách chuyên khảo, công bố từ 5 - 10 bài báo trên các tạp chí quốc tế trong danh mục ISI, 15 - 20 bài báo trên các tạp chí trong nước; chủ trì và tham gia 5 – 10 đề tài nghiên cứu các cấp; và tham gia các Hội đồng khoa học các cấp, ban ngành trong lĩnh vực nông nghiệp, môi trường và một số lĩnh vực có liên quan. 

Bên cạnh đó, các cán bộ Bộ môn luôn tạo điều kiện cho sinh viên, học viên và nghiên cứu sinh tham gia nghiên cứu và báo cáo kết quả tại các Hội nghị khoa học thường niên.

4. CÁC ĐỐI TÁC

Bộ môn Tài nguyên và Môi trường đất đã và đang hợp tác với nhiều bộ, ngành, và viện nghiên cứu, các trường đại học trong và ngoài nước như: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Khoa học và Công nghệ; Viện Thổ nhưỡng Nông hoá; Viện quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp; Đại học Nông nghiệp Hà Nội; Đại học Thuỷ lợi; Đại học Lâm nghiệp; Đại học Thái Nguyên... Trong số những đối tác này, một số đơn vị sẵn sàng tiếp nhận những sinh viên có năng lực đã được đào tạo ở Bộ môn.

Các đối tác quốc tế:

·     Viện thuỷ lợi và cải tạo đất Liên Bang Nga

·     Viện Nông nghiệp nhiệt đới, Trường Đại học Tổng hợp Kyushu, Nhật Bản

·     Viện khoa học đất Hannover, Trường Đại học Tổng hợp Leibniz Hannover, CHLB Đức.

·     Viện An ninh lương thực toàn cầu, Queen's University Belfast, Bắc Ireland.

·     Khoa Môi trường và Chính sách công, Đại học Indiana, Hoa Kỳ.

5. NHÂN LỰC 

PGS.TS. Nguyễn Ngọc Minh - Trưởng bộ môn (minhnn@hus.edu.vn)

PGS.TS. Lê Văn Thiện – Phó Trưởng Khoa Môi trường (levanthien@hus.edu.vn)

PGS.TS. Lê Đức (leducvn2001@yahoo.com)

PGS.TS. Trần Khắc Hiệp (hiephongtung@gmail.com)

PGS.TS. Nguyễn Xuân Cự (cunx@vnu.edu.vn)

PGS.TS. Ngô Thị Tường Châu (ngotuongchau@hus.edu.vn)

TS. Nguyễn Ngân Hà (nguyennganha@hus.edu.vn)

ThS. Nguyễn Quốc Việt (viethnu@gmail.com)

TS. Trần Thị Tuyết Thu (tranthituyetthu@hus.edu.vn)

ThS. Nguyễn Xuân Huân (huannx@hus.edu.vn)

CN. Đào Thị Hoan (daothihoan@hus.edu.vn)

ThS. Phạm Thị Hà Nhung (phamthihanhung@hus.edu.vn)

ThS. Phạm Văn Quang (phamvanquang@hus.edu.vn)

6. DỊCH VỤ

Phòng thí nghiệm của Bộ môn với đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm và trang thiết bị đặc thù có thể nhận phân tích các thông số môi trường đất và nước;đo đạc, quan trắc và lấy mẫu hiện trường; viết báo cáo phân tích, đánh giá kết quả; tham gia các dự án chuyển giao khoa học và công nghệ.

Địa chỉ liên hệ:

127-T1, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà nội

Tel.: 024.38581776; Email:dopse@hus.edu.vn

  • Website cựu sinh viên