Phòng thí nghiệm Phân tích Môi trường

Lịch sử hình thành và phát triển:

  • Phòng thí nghiệm được hình thành từ năm 1997, sau khi có quyết định thành lập Khoa Môi trường, do GS.TSKH.Trần Kông Tấu phụ trách;
  • Năm 2005, Chủ nhiệm Khoa Môi trường ký quyết định thành lập Phòng thí nghiệm Phân tích Môi trường, do TSKH.Nguyễn Xuân Hải phụ trách;
  • Năm 2010, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên ký quyết định số 622/QĐ-TCCB, ngày 10/3/2010, về việc thành lập đơn vị mới. Theo đó, Phòng thí nghiệm Phân tích Môi trường là đơn vị cấp 3, trực thuộc Khoa Môi trường;
  • Từ 2010- 2014, Phòng thí nghiệm Phân tích Môi trường do PGS.TS.Trần Văn Quy phụ trách;
  • Từ 2014-2017, Phòng thí nghiệm Phân tích Môi trường do Phó chủ nhiệm Khoa Môi trường, PGS.TS.Lê Văn Thiện kiêm nhiệm phụ trách;
  • Từ 2017 đến nay do TS. Nguyễn Hữu Huấn phụ trách.
  • Từ ngày 26/12/2017, Phòng thí nghiệm Phân tích Môi trường được đổi tên thành Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Môi trường (Laboratory for Environmental Research /LER) theo quyết định số 4513/QĐ-ĐHKHTN của Hiệu trưởng Trường ĐHKHTN về việc đổi tên đơn vị;
  • LER đã phối hợp cùng với Trung tâm Nghiên cứu Quan trắc và Mô hình hoá Môi trường (CEMM) xây dựng PTN đạt chuẩn ISO 17025, số hiệu PTN: VILAS 864và đáp ứng quy định về điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo Nghị định 127/2014/NĐ-CP, số hiệu PTN: VIMCERTS 198.

Nhân lực:

  • TS. Nguyễn Hữu Huấn: Trưởng phòng, Giảng viên
  • ThS. Nguyễn Xuân Huân: Nghiên cứu viên
  • TS. Nguyễn Thị Hạnh: Nghiên cứu viên
  • TS. Trần Văn Sơn: Giảng viên
  • CN. Huỳnh Thị Hoài Hương: Kỹ thuật viên

Ngoài ra, LER còn có một số cán bộ trong các đơn vị thuộc Khoa Môi trường là cán bộ kiêm nhiệm hỗ trợ các hoạt động của LER.

Chức năng, nhiệm vụ:

Với mục tiêu là thực hiện tốt nhất cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học (NCKH) trong Khoa Môi trường, LER có chức năng, và nhiệm vụ như sau:

Chức năng:

  • Tham gia công tác đào tạo và NCKH cho cán bộ và sinh viên Khoa Môi trường;
  • Thực hiện dịch vụ phân tích môi trường cho đề tài NCKH của các cán bộ trong và ngoài khoa Môi trường;
  • Phối hợp với các bộ phận quản lý của Khoa Môi trường và Trường ĐHKHTN cấp phiếu phân tích chất lượng môi trường đất, nước, không khí khi phía gửi mẫu có yêu cầu;
  • Tham gia hướng dẫn các bài thực tập, thực hành các môn học có liên quan.

Nhiệm vụ:

  • Phục vụ các chuyên ngành đào tạo trong Khoa Môi trường, bao gồm: Lập kế hoạch dự trù vật tư, hoá chất, thiết bị và tổ chức pha chế hoá chất, lắp đặt thiết bị - dụng cụ thí nghiệm các môn học thực hành do cán bộ LER phụ trách, biên soạn giáo trình thí nghiệm, thực hành và các tài liệu liên quan;
  • NCKH và dịch vụ khoa học: Phối hợp với các cán bộ trong Khoa thực hiện đề tài NCKH. Thực hiện các hợp đồng dịch vụ phân tích môi trường;
  • Tạo điều kiện cho SV, HVCH, NCS thuộc Khoa Môi trường thực hiện NCKH và khoá luận, luận văn, luận án tốt nghiệp.

Cơ sở hạ tầng:

LER được đặt tại Tầng 1, nhà T2, 334 đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, bao gồm:

  • P101, T2 - Phòng chuẩn bị mẫu: 60 m2
  • P102, T2 -  Phòng máy: 60 m2
  • P401A, T2 - Phòng làm việc: 30 m2

Cơ sở vật chất:

LER được trang bị nhiều thiết bị, máy hiện đại, phần lớn các thiết bị Bảng A của Khoa Môi trường do LER quản lý như:

  • Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS);
  • Máy sắc ký khí (GC 2010, Shimazhu);
  • Máy sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC, 20A Shimazhu);
  • Máy phổ hồng ngoại (FTIR-Thermo iS5);
  • Buồng cấy vi sinh – tủ an toàn sinh học (AZBIL TELSTAR);
  • Hệ thống nuôi VSV kỵ khí (Whitley VA500);
  • Hệ thống lên men nuôi cấy tế bào (Bioflo 115);
  • Hệ thống nuôi VSV bán sản xuất (Bioflo 610).

Các hướng nghiên cứu chính:

  • Phân tích, đánh giá chất lượng môi trường;
  • Vật liệu ứng dụng trong xử lý môi trường;
  • Công nghệ sinh học ứng dụng trong xử lý môi trường.

Các sản phẩm tiêu biểu:

  • Nano silica: Vật liệu nano Silica được tổng hợp từ vỏ trấu có thể ứng dụng trong ngâm ủ hạt giống và xử lý môi trường;
  • Hạt xử lý nước ngầm nhiễm Fe, As: Vật liệu dạng viên đã được chế tạo và ứng dụng xử lý nước ngầm tại trường tiểu học Cự Khê, Thanh Oai, Hà Nội.
  • Vật liệu xúc tác quang: Nghiên cứuchế tạo các vật liệu xúc tác quang xử lý nước thải hữu cơ. 

Các thành tích tiêu biểu NCKH của sinh viên nghiên cứu tại LER:

Sinh viên đã thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học tại LER tham gia Hội nghị Khoa học Sinh viên hàng năm, trong đó có nhiều nghiên cứu được giải thưởng cấp Khoa, và cấp Trường. Các thành tích tiêu biểu của sinh viên thực hiện tại LER trong giai đoạn 2017-2018 bao gồm:

  • Giải Nhất Hội nghị Khoa học Sinh viên, cấp Trường ĐHKTN năm 2018: Tổng hợp nanosilica từ vỏ trấu và định hướng ứng dụng trong ngâm ủ hạt giống;
  • Giải Nhì Hội nghị Khoa học Sinh viên, cấp Trường ĐHKTN năm 2018: Nghiên cứu hấp phụ asen trong nước ngầm bằng vật liệu giá rẻ - hiệu năng cao;
  • Giải Ba Hội nghị Khoa học Sinh viên, cấp Trường ĐHKTN năm 2017: Phân tích đặc tính vật liệu Fe0 nano sau khi xử lý nitrat và phốt phát.
  • Website cựu sinh viên