Bài giảng đại chúng giới thiệu giải Nobel Vật lý năm 2018 do Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHKHTN), ĐHQGHN tổ chức vừa diễn ra chiều ngày 18/12/2018. Diễn giả là GS.TS. Nguyễn Đại Hưng, Chủ tịch Hội Vật lý Việt Nam, TS. Vũ Dương và TS. Hoàng Hồng Minh. Cả ba diễn giả đều là cựu sinh viên Khoa Vật lý, Trường ĐHKHTN.

Bài giảng đại chúng giới thiệu giải Nobel Vật lý năm 2018 do Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHKHTN), ĐHQGHN tổ chức chiều ngày 18/12/2018 đã thu hút nhiều sinh viên trong và ngoài Trường tham dự. Diễn giả là GS.TS. Nguyễn Đại Hưng - Chủ tịch Hội Vật lý Việt Nam cùng hai giảng viên Học viện Khoa học và Công nghệ: TS. Vũ Dương và TS. Phạm Hồng Minh. Cả ba diễn giả đều là cựu sinh viên Khoa Vật lý, Trường ĐHKHTN.

Toàn cảnh bài giảng đại chúng

Bài giảng đại chúng giới thiệu về các kết quả chính của giải Nobel Vật lý năm 2018. Đó là những lý thuyết và thành tựu về laser xung cực ngắn, khuếch đại xung laser cực ngắn bằng kỹ thuật CPA, và kỹ thuật kẹp quang học các ứng dụng vào thế giới vi mô, đơn phân tử,… và hướng phát triển tại Việt Nam.

GS.TS. Nguyễn Đại Hưng - Chủ tịch Hội Vật lý Việt Nam thu hút sinh viên bởi phong cách truyền đạt sinh động, tâm huyết

Giải Nobel Vật lý năm nay dành cho những phát minh mang tính cách mạng trong lĩnh vực vật lý laser. Những vật dụng siêu vi và những diễn biến chớp nhoáng giờ đây hiện rõ nhờ vào ánh sáng mới. Những thiết bị với độ chính xác tối tân mở ra những lĩnh vực nghiên cứu mới chưa từng được khai phá, cùng với những ứng dựng khổng lồ trong công nghiệp và y học. Giải được trao cho 3 nhà vật lý vì "các phát minh đột phá trong lĩnh vực vật lý laser", bao gồm: Nhà vật lý Arthur Ashkin (người Mỹ) giành một nửa và hai nhà vật lý Gerard Mourou (người Pháp) và Donna Strickland (người Canada) giành nửa còn lại. Bà Strickland trở thành phụ nữ đầu tiên trong nửa thế kỷ qua được trao giải Nobel Vật lý.

TS. Vũ Dương - Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam giới thiệu về nhà vật lý Arthur Ashkin - người được vinh danh vì thành tựu phát minh ra kẹp quang học và ứng dụng trong các hệ thống sinh học. 

TS. Phạm Hồng Minh - Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam nói về hai nhà vật lý còn lại: Gerard Mourou và Donna Strickland. Họ cùng được vinh danh với phương pháp tạo ra xung quang học cường độ cao cực ngắn. Công nghệ tia lazer có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong nhiều lĩnh vực ngày nay, từ công nghiệp cho tới y khoa.

Những chia sẻ trong bài giảng đại chúng của các nhà khoa học đã góp phần nuôi dưỡng đam mê Vật lý học của các bạn trẻ. Chương trình không chỉ có sự tham gia của cán bộ, giảng viên, sinh viên Trường ĐHKHTN mà còn thu hút nhiều sinh viên các trường đại học khác. Đến từ Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, sinh viên Nguyễn Đức Trung, lớp tài năng Toán Tin K60 chăm chú nghe giảng và ghi chép những điều tâm đắc. Đức Trung cho biết, em yêu thích cả Toán học và Vật lý. Sau khi nghe trọn vẹn bài giảng, Trung chia sẻ: "Cả ba thầy đều giảng rất dễ hiểu và tạo nhiều hứng thú cho sinh viên, đặc biệt với vấn đề có tầm cỡ Nobel. Kiến thức khiến em cảm thấy tâm đắc nhất trong buổi nói chuyện là phương pháp CPA để khuyếch đại xung lazer. Em mong Trường ĐHKHTN sẽ tổ chức nhiều buổi như thế này hơn nữa để chúng em tiếp xúc với các nhà khoa học đầu ngành và có thêm hiểu biết về những xu hướng trong vật lý nói riêng và khoa học nói chung hiện nay". 

Sinh viên trao đổi với các diễn giả