Bài giảng đại chúng giới thiệu giải Nobel Vật lý năm 2019 do Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHKHTN), ĐHQGHN tổ chức chiều ngày 17/12/2019 đã thu hút nhiều sinh viên trong và ngoài Trường tham dự. Diễn giả là PGS.TS. Đinh Văn Trung, Viện trưởng Viện Vật lý - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Thầy là cựu sinh viên K35 Khoa Vật lý, Trường ĐHKHTN.

Description: C:\HUS2019\12.2019\17.12.BaigiangDaichungNobelVatly\anh1.jpg

Toàn cảnh bài giảng đại chúng

Chương trình có sự hiện diện của nhà vật lý học nổi tiếng Việt Nam và thế giới - GS.TS. Đàm Thanh Sơn

Đặc biệt, chương trình có sự hiện diện của nhà vật lý học nổi tiếng Việt Nam và thế giới - GS.TS. Đàm Thanh Sơn. Giáo sư hiện đang nghiên cứu và giảng dạy tại ĐH Chicago Mỹ, là nhà khoa học gốc Việt Nam đầu tiên được trao Huy chương Dirac - giải thưởng danh giá nhất của vật lý lý thuyết thế giới. Giáo sư cũng là cựu học sinh Chuyên Toán của Trường Chuyên ĐHKHTN, ĐHQGHN.

Bài giảng đại chúng của PGS.TS. Đinh Văn Trung với tiêu đề thú vị: “Tìm kiếm các hành tinh ngoài hệ mặt trời”, giới thiệu về các kết quả chính của giải Nobel Vật lý năm 2019.

Description: C:\HUS2019\12.2019\17.12.BaigiangDaichungNobelVatly\anh2.jpg

PGS.TS. Đinh Văn Trung thu hút sinh viên bởi phong cách truyền đạt sinh động, tâm huyết

Giải Nobel Vật lý 2019 được trao cho 3 nhà khoa học với hai công trình nghiên cứu "đóng góp vào sự hiểu biết về sự tiến hóa của vũ trụ và vị trí của Trái Đất trong vũ trụ". Theo đó, nhà khoa học James Peebles được trao một nửa giá trị giải thưởng vì "những phát hiện mang tính lý thuyết về vũ trụ học vật lý". Hai nhà khoa học Michel Mayor và Didier Queloz chia nhau nửa giải còn lại vì "phát hiện một hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời có quỹ đạo quay quanh một ngôi sao cùng loại với Mặt Trời".

Description: C:\HUS2019\12.2019\17.12.BaigiangDaichungNobelVatly\EGWO9CPWkAUZXdW.jpg

Ba nhà khoa học được trao giải Nobel Vật lý 2019. Ảnh: Twitter/NobelPrize.

Hai nhà khoa học Mayor và Queloz đã khám phá Dải Ngân Hà, tìm kiếm những "thế giới chưa từng được biết đến". Họ là những người đầu tiên phát hiện một hành tinh bên ngoài Hệ Mặt Trời (ngoại hành tinh), với quỹ đạo quay quanh một ngôi sao cùng loại với Mặt Trời, được đặt tên là 51 Pegasi.

Michel Mayor và Didier Queloz đã công bố phát hiện gây kinh ngạc của họ tại một hội nghị về thiên văn học ở Florence, Ý, vào ngày 6/10/1995. Khám phá của Mayor và Queloz đã khởi đầu một cuộc cách mạng trong lĩnh vực thiên văn học và từ đó hơn 4.000 ngoại hành tinh đã được tìm thấy trong Dải Ngân Hà.

Với thời gian quỹ đạo ngắn của chúng, các nhà thiên văn học không cần phải đợi hàng tháng hoặc hàng năm để nhìn thấy một ngoại hành tinh quay quanh "mặt trời" của nó. Giờ đây, họ có thời gian để quan sát các hành tinh hoàn thành hết vòng này đến vòng khác.

Description: C:\HUS2019\12.2019\17.12.BaigiangDaichungNobelVatly\anh4.jpg

Description: C:\HUS2019\12.2019\17.12.BaigiangDaichungNobelVatly\anh5.jpg

Đông đảo sinh viên quan tâm và hứng thú với bài giảng đại chúng “Tìm kiếm các hành tinh ngoài hệ mặt trời”

Những chia sẻ trong bài giảng đại chúng đã góp phần nuôi dưỡng đam mê Vật lý học của các bạn trẻ. Chương trình thường niên này được cán bộ, giảng viên, sinh viên Trường ĐHKHTN và nhiều sinh viên các trường đại học, học sinh THPT trên địa bàn Hà Nội quan tâm, tham dự.