Bộ môn Di truyền học

Lịch sử phát triển
Bộ môn Di truyền học được thành lập vào tháng 9 năm 1966 trong thời kỳ Trường Đại học Tổng hợp (cũ, nay là Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN) đang sơ tán tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Bộ môn Di truyền học đã có nhiều đóng góp nổi bật trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học của Khoa Sinh học và Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN. 
Đội ngũ cán bộ đã và đang công tác tại Bộ môn Di truyền học qua các thời kì:
a. Các cán bộ đã nghỉ hưu
GVC. Tạ Toàn, PGS.TS. Nguyễn Thanh Hiền, GS.TS. Lê Đình Lương, CN. Nguyễn Thị Vỹ, NCV. Trần Thị Nhuận, PGS.TS. Lê Duy Thành, ThS. Hoàng Thị Hòa, PGS.TS. Trịnh Đình Đạt, GVC. Đỗ Lê Thăng.
b. Các cán bộ đã chuyển công tác
PGS.TS. Trịnh Bá Hữu, PGS.TS. Trần Minh Nam, PGS.TS. Phạm Thành Hổ, PGS.TS. Phạm Bá Phong, TS. Nghiêm Như Vân, NCV. Trần Thị Kim Dương, TS. Phạm Văn Lập, GV. Nguyễn Nam Hoa, TS. Lê Thành Lâm, TS. Phạm Thị Kim Trang, PGS.TS. Đinh Đoàn Long.
c. Các cán bộ đã mất
TS. Vũ Nguyên Hiền, GS. TSKH. Phan Phải, NCV. Huỳnh Ngọc Bích, NCV. Ngô Thị Hoan, GV. Đỗ Văn Cát, PGS.TS. Trịnh Bá Hữu, NCV. Nguyễn Thị Kim Oanh, GV. Nguyễn Xuân Hồng.
d. Cán bộ hiện nay đang công tác
Trưởng bộ môn (từ 2012 - nay): PGS. TS. Nguyễn Thị Hồng Vân 
Phó trưởng BM: TS. Trần Đức Long
Giảng viên: TS. Nguyễn Văn Sáng, TS. Đỗ Thị Phúc, TS. Đinh Nho Thái (kiêm nhiệm)
Nghiên cứu viên: ThS. Trần Thị Thùy Anh
Kỹ thuật viên Phòng thí nghiệm: CN. Hoàng Hải Yến 
Những thành tựu chính
Công tác đào tạo
Bộ môn Di truyền học thực hiện công tác đào tạo chuyên ngành Di truyền học, thuộc lĩnh vực Sinh học và Công nghệ Sinh học, trong đó giảng dạy nhiều môn học có trong trong toàn bộ các Chương trình đào tạo hiện nay tại Khoa Sinh học. Công tác đào tạo Sau đại học bao gồm đào tạo Thạc sĩ và Tiến sĩ chuyên ngành Di truyền học.
Mỗi năm, có khoảng hàng chục sinh viên nghiên cứu khoa học và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp Đại học; nhiều học viên cao học và nghiên cứu sinh chuyên ngành Di truyền học được công nhận học vị. 
Nghiên cứu khoa học 
Bộ môn Di truyền học đã có nhiều đóng góp thiết thực vào sự phát triển chuyên ngành Di truyền học trong nước. Các đề tài khoa học đã và đang thực hiện đều nhằm hướng tới các nghiên cứu khoa học cơ bản và định hướng ứng dụng ứng dụng trong các lĩnh vực Công nghệ Sinh học, Nông nghiệp, Sinh Y học và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong xã hội có liên quan đến Di truyền học.
Nhiều cử nhân khoa học, thạc sĩ và tiến sĩ tốt nghiệp từ chuyên ngành Di truyền học đã và đang trở thành các nhà khoa học và những người hoạt động chuyên môn vững vàng, đóng góp tích cực cho xây dựng và phát triển đất nước.
Các giáo trình đã xuất bản
- Nguyễn Thị Hồng Vân, Bùi Thị Việt Hà (2011), Giáo trình Di truyền học sinh vật nhân sơ và virut, NXB Giáo dục Việt Nam
- Đinh Đoàn Long, Đỗ Lê Thăng (2009), Di truyền học phân tử và tế bào, NXB ĐHQG Hà Nội
- Lê Duy Thành, Đỗ Lê Thăng, Đinh Đoàn Long, Trần Thị Hồng (2008), Cơ sở sinh học phân tử, NXB Giáo dục Hà Nội
- Đỗ Lê Thăng, Hoàng Thị Hoà, Nguyễn Thị Hồng Vân (2007), Chọn lọc và hướng dẫn giải bài tập Di truyền học, NXB Giáo dục Việt Nam
- Đỗ Lê Thăng, Đinh Đoàn Long (2007), Chú giải di truyền học, NXB Giáo dục Việt Nam
- Lê Duy Thành, Tạ Toàn, Đỗ Lê Thăng, Đinh Đoàn Long (2006), Di truyền học, NXB Khoa học Kỹ thuật Hà Nội
- Trịnh Đình Đạt (2006), Công nghệ Sinh học - tập 4: Công nghệ Di truyền, NXB Giáo dục Hà Nội
- Lê Duy Thành (chủ biên), Tạ Toàn và Đỗ Lê Thăng (2005), Di truyền học, NXB Khoa học Kỹ thuật Hà Nội
Trong 5 năm trở lại đây, các cán bộ của bộ môn chủ trì và tham gia thực hiện 18 đề tài nghiên cứu khoa học các cấp; công bố trên 20 bài báo đăng trên các tạp chí quốc tế, 30 bài báo trên tạp chí trong nước, nhiều báo cáo khoa học tại các Hội nghị khoa học quốc tế và trong nước.
Các hướng nghiên cứu chính:
• Ứng dụng các chỉ thị di truyền phân tử và hình thái trong nghiên cứu đa dạng và định hướng bảo tồn nguồn gen các loài động, thực vật quý hiếm của Việt Nam
• Nghiên cứu di truyền phân tử gen bệnh, ứng dụng trong chẩn đoán sớm và sàng lọc bệnh di truyền, ung thư ở người.
• Ứng dụng sinh học phân tử, kĩ thuật di truyền trong việc chọn, tạo giống lúa thích ứng với biến đổi khí hậu
• Tinh sạch, sàng lọc các hợp chất có hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm, kháng tế bào ung thư có nguồn gốc tự nhiên và tổng hợp 

Khoa Sinh học
  • Website cựu sinh viên