Đề tài, dự án

Hướng nghiên cứu và các đề tài, dự án

* Các hướng nghiên cứu chính:

- Protease của virus/vi khuẩn gây bệnh và chất ức chế

- Đột biến gen ty thể người;

- Cơ sở phân tử đáp ứng miễn dịch ở tôm;

- Các chất có hoạt tính sinh học (ức chế ung thư, chống oxi hóa) từ tự nhiên;

- Đột biến/đa hình gen trong phát sinh bệnh;

- Cơ chế phân tử về quá trình phát sinh và tiến triển của ung thư;

- Kháng thể tái tổ hợp

- Vật liệu sinh học và tiềm năng ứng dụng;

- Đa dạng sinh học và tiềm năng ứng dụng của vi khuẩn lam.

 * Các đề tài đang triển khai

1.   Nghiên cứu tổng hợp nanobody gắn hạt từ ứng dụng trong làm giàu tác nhân gây ngộ độc thực phẩm. Đề tài cấp ĐHQGHN, số KLEPT.22.03, Chủ Trì đề tài: TS. Lê Thị Hồng Nhung.

2.   Nghiên cứu độc tính tế bào ung thư và thành phần hoạt chất của dịch chiết methanol từ chủng vi khuẩn lam Scytonema sp. NK1313. Đề tài cấp ĐHQGHN, số QG.22.04, Chủ trì đề tài: ThS. Ngô Thị Trang.

3.   Phát triển phương pháp mới để phát hiện Clostridium botulinum và độc tố thần kinh botulinum trong thực phẩm (Pha 1: Phát triển phương pháp mới để phát hiện Clostridium botulinum serotype A-G và Độc tố thần kinh botulinum type B trong thực phẩm). Tài trợ bởi Quỹ đổi mới sáng tạo Vingroup – Viện nghiên cứu Dữ liệu lớn, Mã số: VINIF.2022.DA00116. Thành viên thực hiện chính: GS.TS. Phan Tuấn Nghĩa, TS. Nguyễn Thị Hồng Loan, TS. Lê Thị Hồng Nhung.

4.   Tuyển chọn các chủng vi tảo và tạo màng sinh học tự dưỡng có khả năng ức chế vi khuẩn gây bệnh ở động vật thuỷ sản. Đề tài Bộ Khoa học và Công nghệ (Quỹ Nafosted – Mã số: 106.02-2019.336). Thành viên thực hiện chính: ThS. Ngô Thị Trang.

5.   Nghiên cứu protease 3CL (chymotrypsin-like protease) của SARS-CoV-2 từ các bệnh nhân ở Việt Nam. Đề tài cấp ĐHQGHN, Mã số KLEPT.20.01. Thành viên thực hiện chính: Nguyễn Thị Hồng Loan.

6.   Nhiệm vụ xây dựng và nghiên cứu địa chí Quốc gia Việt Nam, Tập Động vật - Thực vật Nhiệm vụ khoa học và công nghệ đặc biệt cấp Quốc Gia. Chủ trì PGS. TS. Nguyễn Quang Huy.

* Các đề tài đã hoàn thành:

1.  Nghiên cứu chế tạo và đánh giá khả năng bảo vệ tế bào của các hạt nano mang hợp chất tự nhiên trong điều kiện chiếu xạ. Đề tài câp Đại học Quốc Gia Hà Nội MS: QG.20.14. Chủ trì đề tài: ThS. Nguyễn Thị Lê Na.

2.  Nghiên cứu thành phần và vai trò của enzyme proteolytic trong đáp ứng miễn dịch của tôm sú (Penaeus monodon). Đề tài cấp ĐHQGHN, Mã số QG.20.15. Chủ trì đề tài: TS. Nguyễn Thị Hồng Loan.

3.  Exploring the medical, (eco)-toxicological and socio-economic potential of natural extracts in North Vietnam. ARES-Académie de Recherche et d’Enseignement supérieur. Chủ trì đề tài nhánh: PGS.TS. Nguyễn Quang Huy.

4.  Nghiên cứu cơ sở phân tử đáp ứng miễn dịch của Tôm sú (Penaeus monodon) khi bị nhiễm virus hội chứng đốm trắng (2018-2021). Đề tài cấp nhà nước (NAFOSTED, mã số: 106.02 – 2018.07). Chủ trì đề tài: GS. TS. Phan Tuấn Nghĩa.

5.  Phát triển phương pháp tinh sạch Protein tái tổ hợp dung nạp với His-tag. Đề tài cấp Trường ĐHKHTN, mã số: TN.20.07. Chủ trì đề tài: TS. Lê Thị Hồng Nhung.

6.  Nghiên cứu chế tạo bộ kit real-time PCR phát hiện và định lượng một số đột biến gen ty thể phổ biến, Đề tài cấp ĐHQGHN, mã số: KLEPT.16.03. Chủ trì đề tài: GS.TS. Phan Tuấn Nghĩa.

7.  Nghiên cứu chế tạo chế phẩm probiotic dạng bào tử Bacillus subtilis tái tổ hợp để phòng virus gây bệnh đốm trắng ở tôm”. Đề tài cấp Nhà nước, mã số: KC 04.09/11-15. Chủ trì đề tài: GS.TS. Phan Tuấn Nghĩa.

8. Nghiên cứu phát hiện các bệnh đột biến gen ty thể ở người Việt Nam bằng các kỹ thuật sinh học phân tử. Đề tài cấp nhà nước, mã số KC.04.10/11-15. Chủ trì đề tài nhánh: GS. TS. Phan Tuấn Nghĩa.

9. Nghiên cứu một số bệnh đột biến gen ty thể ở người Việt Nam. Đề tài cấp Nhà nước (NAFOSTED), mã số: 106.06.123.09. Chủ trì đề tài: GS.TS. Phan Tuấn Nghĩa.

10.      Nghiên cứu protease virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) phân lập tại Việt Nam. Đề tài cấp ĐHQGHN, mã số: KLEPT.09.01. Chủ trì đề tài: GS.TS. Phan Tuấn Nghĩa.

11.      Tiếp cận đa cơ quan trong cuộc chiến chống HIV/AIDS, lao và sốt rét thông qua chương trình phối hợp giữa các Trường đại học của Việt Nam, Đề tài hợp tác quốc tế với Vương quốc Anh, mã số: DelPHE. 1.88. Chủ trì đề tài: GS.TS. Phan Tuấn Nghĩa.

12.      Nghiên cứu tạo T-vector để nhân dòng trực tiếp các gen. Đề tài cấp Bộ, mã số: 82.06.05. Chủ trì đề tài: GS.TS. Phan Tuấn Nghĩa.

13.      Nghiên cứu NADH oxidase, laclat dehydrogenase, superoxit dismutase của một số loài vi khuẩn đường miệng. Đề tài cấp Bộ, mã số: 641503. Chủ trì đề tài: GS.TS. Phan Tuấn Nghĩa.

14.      Nghiên cứu sinh học các loài côn trùng bằng phương pháp sinh học phân tử, Đề tài cấp Bộ, mã số: 6.5-18/98. Đồng chủ trì: GS.TS. Phan Tuấn Nghĩa.

15.      Nghiên cứu phát triển công nghệ màng sinh học (biofilm) trong xử lý nước thải giàu N, P. Đề tài Bộ Công thương, Mã số: 06/HĐ-ĐT.06.12. Chủ trì đề tài: PGS.TS. Nguyễn Quang Huy.

16.      Tinh sạch enzyme dehalogenase từ một số chủng vi sinh vật phân lập ở Việt Nam và định hướng ứng dụng trong xử lý ô nhiễm môi trường. Đề tài cấp ĐHQGHN, Mã số: KLEPT.12.01. Chủ trì đề tài: PGS. TS Nguyễn Quang Huy.

17.      Phân lập, tuyển chọn các chủng Bacillus có hoạt tính tổng hợp biofilm và nghiên cứu ứng dụng biofilm trong việc ức chế sự phát triển một số nhóm vi sinh vật gây hại. Đề tài cấp ĐHQGHN. Chủ trì đề tài: PGS.TS. Nguyễn Quang Huy.

18.      Isolation microorganism degradation biopolymer in Vietnam. International Foundation for Science (IFS) F/4926-1, Thụy Điển, 2012. Chủ trì: PGS.TS. Nguyễn Quang Huy.

19.      Nghiên cứu tạo cơ chất đặc hiệu cho protease của virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV). Đề tài cấp ĐHQGHN, mã số KLEPT.14.03. Chủ trì đề tài: TS. Nguyễn Thị Hồng Loan.

20.      Nghiên cứu nhân nhanh cây kim ngân Nhật (Lonicera japonica) trong điều kiện phòng thí nghiệm; TN. 12.16: Chủ trì đề tài: ThS. Ngô Thị Trang.

21.      Phân lập và định tên một số chủng vi khuẩn lam trên địa bàn Hà Nội phục vụ nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn; TN. 12.30, Chủ trì đề tài: Ngô Thị Trang.

22.      Khảo sát loại bỏ vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus trong nước và bước đầu nghiên cứu khả năng bảo hộ của melanin đối với tôm bị nhiễm bệnh hoại tử gan tụy. TN.16.13. Chủ trì đề tài: ThS. Nguyễn Thị Lê Na.

23.      Nghiên cứu sản xuất một số bộ kit đa năng để phát hiện một số vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm và đánh giá thể trạng miễn dịch của người bệnh. Đề tài cấp Nhà nước, mã số: KC.10.08/06-10. Chủ trì: GS.TS. Phan Tuấn Nghĩa.

24.      Nghiên cứu sản xuất Pfu ADN polymerase bằng công nghệ ADN tái tổ hợp. Đề tài cấp ĐHQGHN, mã số: GQ.TĐ.03.03. Chủ trì: GS.TS. Phan Tuấn Nghĩa.

Khoa Sinh học
  • Website cựu sinh viên