Giới thiệu

Trưởng bộ môn: PGS.TS. Trần Anh Đức

Bộ môn Động vật học ứng dụng, tiền thân là bộ môn Động vật không xương sống, được thành lập từ năm 1961. Trọng tâm giảng dạy và nghiên cứu khoa học của Bộ môn là về đối tượng động vật không xương sống, theo các lĩnh vực: phân loại học, đa dạng sinh học, sinh học, sinh thái học của các nhóm động vật không xương sống quan trọng trong các hệ sinh thái tự nhiên nông nghiệp, y học, phòng trừ động vật không xương sống có hại…

Tháng 12 năm 2017, Bộ môn được đổi tên thành Bộ môn Động vật học ứng dụng để phù hợp với quá trình phát triển các hướng nghiên cứu mới của bộ môn, trong đó nghiên cứu cơ bản gắn với định hướng ứng dụng, như quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học và nguồn lợi sinh vật, kiểm soát sinh học, kiểm soát sinh vật ngoại lai…

Các hướng nghiên cứu chính hiện nay

- Hệ thống phân loại học của một số nhóm động vật không xương sống, đặc biệt là các nhóm côn trùng, giáp xác, thân mềm.

- Đa dạng sinh học động vật không xương sống ở các hệ sinh thái trên cạn, thuỷ vực nội địa và biển, phục vụ công tác quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn hệ sinh thái và quản lý tài nguyên sinh vật.

- Nghiên cứu xây dựng và phát triển cơ sở dữ liệu về hình thái, phân bố và sinh học phân tử (DNA barcode) của côn trùng Việt Nam, phục vụ công tác quy hoạch và bảo tồn đa dạng sinh học.

- Nghiên cứu pháp triển và ứng dụng các biện pháp phòng trừ động vật không xương sống gây hại trong nông nghiệp (ví dụ: phòng trừ mối), sức khoẻ cộng đồng (các loài là vector truyền bệnh).

- Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân nuôi một số loài động vật có giá trị hoặc có tiềm năng ứng dụng kiểm soát sinh học.

- Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của các loài sinh vật ngoại lai xâm hại và biện pháp ngăn chặn, kiểm soát chúng.

- Nghiên cứu vai trò và khả năng ứng dụng của một số nhóm động vật không xương sống làm chỉ thị sinh học đánh giá chất lượng môi trường.

Khoa Sinh học
  • Website cựu sinh viên